Dow Jones lên mức cao nhất 9 tháng, giá dầu tiếp tục giảm

(ĐTCK) Nhận tin khả quan từ kết quả kinh doanh của một số tập đoanh, phố Wall đã trở lại đà tăng trong phiên đầu tuần, trong đó Dow Jones lên mức cao nhất 9 tháng. Trong khi đó, đàm phán đóng băng sản lượng đổ vỡ khiến giá dầu có phiê giảm thứ 4 liên tiếp.
Phố Walll có phiên khởi đầu tuần mới khả quan (Ảnh minh họa: AFP) Phố Walll có phiên khởi đầu tuần mới khả quan (Ảnh minh họa: AFP)

Sau phiên điều chỉnh nhẹ, phố Wall đã nhanh chóng trở lại đà tăng trong phiên đầu tuần mới khi Hasbro mở hàng cho mùa công bố kết quả kinh doanh quý I đầy tốt đẹp khi có doanh thu và lợi nhuận cao hơn dự kiến. Kết quả này giúp cổ phiếu Hasbro tăng 5,79%.

Trong khi đó, “Jungle Book” thống trị các phòng vé cuối tuần, thu về hơn 100 triệu USD giúp cổ phiếu Walt Disney tăng 2,93%.

Không chỉ 2 cổ phiếu trên, toàn bố 10 chỉ số ngành của S&P 500 đều tăng giá và điều bất ngờ là dù giá dầu có phiên giảm thứ 4 liên tiếp, nhưng chỉ số S&P năng lượng lại có mức tăng tốt nhất 1,59%.

Với diễn biến tích cực trên, phố Wall đã tăng trở lại trong phiên đầu tuần với cả 3 chỉ số chính đóng cửa trong sắc xanh, trong đó chỉ số Dow Jones lần đầu tiên kể từ 21/7/2015.

Tuy nhiên, dù Hasbro mở đầu mùa công bố kết quả kinh doanh quý này khá tốt đẹp, nhưng giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng, bởi theo các nhà phân tích, lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp trong S&P 500 quý I giảm 7,7% do ảnh hưởng từ sự sụt giảm lợi nhuận của các công ty năng lượng do giá dầu thấp.

Kết thúc phiên 18/4, chỉ số Dow Jones tăng 106,70 điểm (+0,60%), lên 18.004,16 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,61 điểm (+0,65%), lên 2.094,34 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 21,80 điểm (+0,44%), lên 4.960,02 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Âu, việc giá dầu thô giảm mạnh sau thất bại của cuộc đàm phán Dohar khiến chứng khoán khu vực bị rung lắc xuống mức thấp nhất ngày trước khi bật trở lại vào cuối phiên khi chứng khoán Mỹ đóng cửa với việc Dow Jones lên mức cao nhất 9 tháng.

Kết thúc phiên 18/4, chỉ FTSE 100 tại Anh tăng 9,77 điểm (+0,15%), lên 6.353,52 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 68,74 điểm (+0,68%), lên 10.120,31 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Phát tăng 11,67 điểm (+0,26%), lên 4.506,84 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, sau khi có tuần tăng điểm ấn tượng, chứng khoán Nhật Bản đã có 2 phiên giảm liên tiếp, đặc biệt là phiên lao dốc đầu tuần mới khi đồng yên tăng trở lại so với đồng USD làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngoài ra, chứng khoán Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các vụ động đất liên tiếp xảy ra, làm nhiều doanh nghiệp và cả nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này bị thiệt hại nặng.

Cổ phiếu Hồng Kông cũng mở đầu tuần mới trong sắc đỏ do ảnh hưởng của giá dầu thô sụt giảm sau sự đổ vỡ của cuộc đàm phán Dohar. Tương tự, chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng giảm khá mạnh trong phiên đầu tuần mới sau khi có những phiên tăng tốt cuối tuần qua nhờ dữ liệu kinh tế khả quan.

Kết thúc phiên 18/4, chỉ số Nikkei 225 giảm 572,08 điểm (-3,40%), xuống 16.275,95 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 154,97 điểm (-0,73%), xuống 21.161,50 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc giảm 44,46 điểm (-1,44%), xuống 3.033,66 điểm.

Giá vàng có phiên giao dịch đầy biến động đầu tuần mới, nhưng kết thúc phiên gần như không đổi. Ngay đầu phiên, việc cuộc đàm phán Dohar không đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng sản xuất dầu thô khiến giá dầu giảm mạnh, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán đã hỗ trợ tích cực cho giá vàng. Giá kim loại quý này có lúc đã vượt hẳn qua mốc 1.240 USD/ounce, nhưng bước vào phiên giao dịch Mỹ, sự tích cực của thị trường chứng khoán, trong khi giá dầu thô hãm đà giảm đã khiến vàng quay đầu đảo chiều xuống dưới ngưỡng 1.230 USD/ounce trước khi kết thúc phiên với mức giảm nhẹ.

Kết thúc phiên 18/4, giá vàng giao ngay giảm 1,6 USD (-0,13%), xuống 1.232,50 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 0,8 USD (-0,06%), xuống 1.235,0 USD/ounce.

Giá dầu tiếp tục có phiên giảm giá thứ 4 liên tiếp trong phiên đầu tuần mới khi cuộc đàm phán đóng băng sản lượng của các nhà sản xuất lớn tại Dohar Qata hôm Chủ Nhật thất bại. Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu trong phiên thứ Hai đã được hạn chế ở mức tối thiểu khi cuộc đình công tại trong ngành công nghiệp dầu mỏ Kuwait diễn ra.

Kết thúc phiên 18/4, giá dầu thô Mỹ giảm 0,58 USD (-1,46%), xuống 39,78 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,19 USD (-0,44%), xuống 42,91 USD/thùng.

T.Lê

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục