Điểm tin quốc tế nổi bật sáng 30/12

(ĐTCK) Dow Jones hồi phục khá tốt và thiết lập mức cao lịch sử mới, chứng khoán Nhật Bản lên mức cao nhất năm, trong khi vàng giảm mạnh trở lại.
Phố Wall có năm tăng mạnh nhất trong 17 năm - Ảnh: Reuters Phố Wall có năm tăng mạnh nhất trong 17 năm - Ảnh: Reuters

Dow Jones hồi mạnh: Dù Nasdaq và S&P500 vẫn giảm nhẹ phiên thứ 2 liên tiếp do chịu tác động của cổ phiếu công nghệ, nhưng Dow Jones lại hồi phục mạnh và thiết lập đỉnh cao lịch sử mới.

Kết thúc phiên 30/12, Dow Jones tăng 25,88 điểm (+0,16%), lên 16.504,29 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,33 điểm (-0,02%), xuống 1.841,07 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 2,40 điểm (-0,06%), xuống 4.154,20 điểm.

Tính từ đầu năm, Dow Jones tăng 25,9%, mức cao nhất kể từ năm 1996, còn S&P500 tăng 29,1%, mức mạnh nhất kể từ năm 1997 và Nasdaq tăng 37,6%.

Chứng khoán châu Âu điều chỉnh: Sau 5 phiên tăng điểm liên tiếp và lên mức cao nhất 6,5 năm, chứng khoán châu Âu đã hạ nhiệt trở lại trong phiên đầu tuần mới. Đây cũng là phiên giao dịch cuối cùng trong năm của chứng khoán Đức, trong khi một số thị trường khác sẽ giao dịch đến buổi trưa ngày 31/12.

Chính tâm lý trước kỳ nghỉ Tết khiến giới đầu thận trọng hơn, nhất là chứng khoán châu Âu đã có 1 năm tăng điểm ấn tượng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng thận trọng khi Alexandre Baradez, Giám đốc chiến lược thị trường IG France cảnh báo về nguy cơ chứng khoán châu Âu sẽ điều chỉnh trong quý I/2014.

Kết thúc phiên 30/12, FTSE 100 của Anh giảm 19,6 điểm (-0,29%), xuống 6.731,27 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 37,23 điểm (-0,39%), xuống 9.552,16 điểm. Chỉ số CAC40 của Pháp giảm 1,94 điểm (-0,05%), xuống 4.275,71 điểm.

Chứng khoán châu Á tiếp tục tăng: Chứng khoán châu Á tiếp tục đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần, trong đó, chứng khoán Nhật Bản có phiên tăng thứ 6 liên tiếp và leo lên mức cao nhất năm 2013. Tính chung trong năm, Nikkei 226 của Nhật Bản tăng hơn 56,7%, mức tốt nhất kể từ năm 1972.

Chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh trong năm nay là nhờ chính sách Abenomic của Chỉnh phủ Thủ tưởng Shizo Abe. Với chính sách kinh tế này, lần đầu tiên sau 4 năm, Chỉnh phủ Nhật bản đã không còn nhắc đến giảm phát trong báo cao của mình. Đồng yên giảm xuống mức thấp nhất 5 năm so với đồng USD, hỗ trợ cho nền kinh tế thiên về xuất khẩu của Nhật Bản.

Lương cơ bản của người lao động của Nhật Bản đang được vận động để tăng lên lần đầu tiên trong 6 năm và điều này sẽ giúp ích cho cam kết kết thúc 15 năm giảm phát của Thủ tướng Shinzo Abe và giúp Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thực hiện được mục tiêu lạm phát 2%. Theo dữ liệu vừa được công bố, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 (trừ thực phẩm tươi sống) của Nhật bản tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, CPI tháng 10 tăng 0,9%. Như vậy, Nhật Bản đã đi được nửa chặng đường, hướng đến mục tiêu lạm phát 2%.

Kết thúc phiên 30/12, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 112,37 điểm (+0,69%), lên 16.291,31 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,63 điểm (-0,01%), lên 23.244,87 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 3,72 điểm (-0,18%), xuống 2.097,53 điểm.

Giá vàng giảm mạnh: Sau những phiên lình xình sau lễ Giáng sinh, giá vàng đã lao mạnh trong phiên đầu tuần mới và lại một lần nữa xuyên thủng mốc 1.200 USD/ounce.

Kết thúc phiên 30/12, giá vàng giao ngay trên sàn New York giảm 17,1 USD/ounce (-1,41%), xuống 1.196,7 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 2/2014 giảm 10,2 USD (-0,84%), xuống 1.203,8 USD/ounce.

Giá dầu hạ nhiệt: Ngay sau khi tăng mạnh và vượt mốc 100 USD/thùng trong phiên cuối tuần qua nhờ dữ liệu kinh tế khả quan và cuộc xung đột ở Nam Sudan hỗ trợ, giá dầu đã giảm mạnh trở lại trong phiên đầu tuần mới.

Kết thúc phiên 30/12, giá dầu thô tại thị trường New York giảm 1,03 USD (-1,04%), xuống 99,29 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 0,97 USD (-0,87%), xuống 111,21 USD/thùng.

 

T.Lê tổng hợp
T.Lê tổng hợp

Tin cùng chuyên mục