Chứng khoán Mỹ đi xuống, tính thanh khoản giảm dần

Ngày 21/10, chứng khoán Mỹ bất ngờ giảm mạnh và tính thanh khoản trên sàn New York đang trở nên đáng lo ngại.
Chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh sau khi có ngày tăng điểm ấn tượng trước đó - Ảnh: Reuters. Chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh sau khi có ngày tăng điểm ấn tượng trước đó - Ảnh: Reuters.

Chứng khoán Mỹ đang dần kém tính thanh khoản

 

Giá dầu kỳ hạn giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 21/10 đã tiếp tục giảm 3,36 USD/thùng và đóng cửa ở mức 70,89 USD/thùng.

 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết sẽ có thể cho vay khoảng 540 tỷ USD để nâng cao tính thanh khoản cho các quỹ tương hỗ (money market mutual funds; mutual funds; money market funds). Theo đó FED sẽ mua lại các chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu có thời hạn 3 tháng hoặc ngắn hơn từ các quỹ tương hỗ, qua đó giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường.

 

“Thị trường nợ ngắn hạn (thị trường tiền tệ - PV) đã rất căng thẳng trong một vài tuần gần đây vì các quỹ tương hỗ và các nhà đầu tư khác đang gặp khó khăn trong việc bán các tài sản để quyết toán các hợp đồng hoán đổi”, đại diện FED cho biết.

 

Trong một tuyên bố bất ngờ của mình, các chuyên gia của Goldman Sachs đã đưa ra khuyến nghị đối với nhà đầu tư về việc “bán” cổ phiếu Citigroup và “mua” cổ phiếu Morgan Stanley.

 

“Chúng tôi tin rằng, kinh tế vĩ mô đi xuống sẽ tiếp tục tạo áp lực đối với cổ phiếu Citigroup trong 6 tháng tới”, chuyên gia phân tích William Tanona nói.

 

Trong phiên này, cổ phiếu Citigroup giảm 6,2%, cổ phiếu Morgan Stanley tăng 2,18% trong khi cổ phiếu của Goldman Sachs trượt 0,12%.

 

Diễn biến trong ngày giao dịch 21/10 cho thấy có điều gì đó khác thường về tính ổn định của thị trường chứng khoán Mỹ khi từ 9 giờ sáng (giờ địa phương) đến 9h20, các chỉ số đều tăng mạnh, nhưng sau đó liên tục sụt giảm đến khoảng 12 giờ trưa.

 

Sau 12 giờ trưa, các chỉ số lại tăng điểm mạnh đến khoảng 14 giờ chiều với biên độ tăng gần bằng ngưỡng cao nhất trong ngày được thiết lập trong 20 phút giao dịch buổi sáng.

 

Tuy nhiên, bất ngờ lớn đã xảy ra khi tất cả ba chỉ số đã đồng loạt giảm mạnh trong khoảng từ 14 giờ đến 15 giờ, quét sạch tất cả những thành quả tăng điểm trước đó và đưa cả ba chỉ số có ngày mất điểm mạnh sau khi tăng ấn tượng một ngày trước đó.

 

Rõ ràng điều này khiến giới phân tích không khỏi hoài nghi về tính ổn định của thị trường khi mà một ngày trước đó, thị trường tăng trên 4% nhờ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ kêu gọi Hạ viện thông qua gói hỗ trợ kinh tế mới để vực dậy nền kinh tế.

 

Nhưng cũng một ngày sau đó, tâm lý lo lắng về một cuộc suy thoái kinh tế Mỹ đã đẩy các chỉ số giảm sâu. Cả hai ngày qua chưa có một quyết sách cụ thể nào được đưa ra nhưng mức độ biến động của thị trường thì đã quá lớn, khác hẳn với diễn biến ổn định của hơn 1 tháng trở về trước.

 

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 231,77 điểm, tương đương -2,5%, đóng cửa ở mức 9.033,66.

 

Chỉ số Nasdaq phiên này hạ  73,35 điểm, tương đương -4,14%, chốt ở mức 1.696,68.

 

Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 30,35 điểm, tương đương -3,08%, đóng cửa ở mức 955,05.

 

Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,16 tỷ cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ ngày 24/9, thị trường cứ có 2 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 2,19 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 mã mất điểm thì có 1 mã lên điểm.

 

Như vậy, trong hai ngày qua, tại sàn New York , khối lượng giao dịch chỉ đạt dưới 1,2 tỷ cổ phiếu/ngày, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 1,9 tỷ cổ phiếu của tuần trước đó.

 

Chứng khoán châu Âu: Thị trường Anh và Đức cùng mất điểm

 

Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch hôm thứ Ba đã chuyển biến theo hướng xấu hơn khi thị trường Anh và thị trường Đức đã cùng mất điểm trong khi thị trường Pháp dù lên điểm nhưng với biên độ tăng không đáng kể.

 

Nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Anh và Đức mất điểm là do cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô sụt giảm mạnh, trong khi đó, cổ phiếu khối năng lượng, dược phẩm cũng đồng loạt đi xuống.

 

Trong nhóm cổ phiếu mất điểm mạnh nhất trong phiên này gồm: Cổ phiếu Volkswagen giảm 12,4%, cổ phiếu Fiat mất 6,8%, cổ phiếu Roche hạ 5,4%, cổ phiếu HSBC và  Royal Bank of Scotland giảm lần lượt là 3,7% và 5,4%.

 

Trong khi đó, nguyên nhân giúp thị trường Pháp lên điểm là do Chính phủ nước này đã cho 6 ngân hàng hàng đầu của họ vay 10,5 tỷ Euro (13,91 tỷ USD) để tăng tính thanh khoản.

 

Điều này khiến cổ phiếu của các ngân hàng lớn tăng mạnh, trong đó, cổ phiếu Credit Agricole lên 15,7%, cổ phiếu BNP Paribas tăng 7,3%, cổ phiếu Societe Generale tiến thêm 9,9%.

 

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 52,94 điểm, tương đương -1,24%, đóng cửa ở mức 4.229,73, khối lượng giao dịch đạt gần 2 tỷ cổ phiếu.

 

Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 1,05%, khối lượng giao dịch đạt 54,62 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,78%, khối lượng giao dịch đạt 197 triệu cổ phiếu.

 

Chứng khoán châu Á đảo chiều

 

Chứng khoán Nhật hôm thứ Ba tiếp tục lên điểm với biên độ tăng cao nhờ cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn tăng mạnh, do đồng Yên tiếp tục mất giá so với USD. Bên cạnh đó, thông tin về khả năng Mỹ sẽ có thêm gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế đã thúc đẩy nhà đầu tư tăng mua vào và giảm bán ra.

 

Hôm nay, đồng Yên tiếp tục mất giá so với USD (101,51 Yên ăn 1 USD) nên đã đẩy cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn tăng mạnh. Trong đó, cổ phiếu Canon tăng 5,5%, cổ phiếu Honda Motor lên 6,8%, cổ phiếu Toyota Motor tiến thêm 5%...

 

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 300,66 điểm, tương đương 3,34%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 9.306,25. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiêu mất điểm.

 

Thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên này đã đảo chiều đi xuống gần 1% sau khi có phiên tăng điểm ấn tượng trước đó.

 

Sự thận trọng trong quyết định đầu tư là những gì mà giới phân tích ở nước này đang nói tới nhiều nhất, bởi diễn biến hết sức phức tạp trên thị trường tiền tệ ở nước này - dù trước đó, 130 tỷ USD đã được công bố dành cho việc bình ổn thị trường tài chính.

 

Những tác động bất lợi đối với thị trường vẫn còn độ trễ nhất định và hướng đi lên của chỉ số KOSPI vẫn bị hoài nghi.

 

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI giảm 11,53 điểm, tương đương -0,95%, chốt ở mức 1.196,10.

 

Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tăng 0,22%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 2,22%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,71%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 0,78%.


Thị trường

Chỉ số

Phiên trước Đóng cửa Tăng / giảm (điểm) Tăng / giảm (%)
Mỹ Dow Jones 9.265,43 9.033,66 Down231,77  Down2,50
Nasdaq 1.770,03 1.696,68 Down 73,35 Down4,14
S&P 500 985,40 955,05 Down 30,35 Down3,08
Anh FTSE 100 4.282,67 4.229,73 Down 52,94  Down1,24
Đức DAX 4.835,01 4.784,41  Down  50,60 Down1,05
Pháp CAC 40 3.448,51 3.475,40  Up  26,89 Up0,78
Đài Loan Taiwan Weighted 4.931,84 4.942,72 Up 10,88 Up0,22
Nhật Nikkei 225 9.005,59 9.306,25 Up300,66 Up3,34
Hồng Kông Hang Seng 15.323,01 15.041,17 Down281,84 Down1,84
Hàn Quốc KOSPI Composite 1.207,63 1.196,10 Down 11,53 Down0,95
Singapore Straits Times 1.935,01 1.918,57 Down 13,71 Down0.71
Trung Quốc Shanghai Composite 1.974,01 1.958,53 Down 15.48 Down0,78
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg


VNE

Tin cùng chuyên mục