Quản trị công nghệ thông tin: Bước đi tiếp theo của doanh nghiệp(tiếp)

(ĐTCK-online) Chúng ta có thể nghĩ ngay rằng, vai trò quản trị CNTT thuộc về bộ phận CNTT, điển hình là trưởng phòng CNTT hoặc CIO. Điều này là đúng, nhưng chưa đủ, hệ thống CNTT là bộ sườn của toàn bộ doanh nghiệp. Chúng ta thử nhìn lại hoạt động của doanh nghiệp khi chưa ứng dụng CNTT, các phòng, ban của doanh nghiệp hoạt động độc lập, hồ sơ kinh doanh lưu trữ theo dạng giấy tờ và để trong tủ hoặc trong kho tài liệu. Lúc cần lấy một tài liệu gì thì nhân viên phòng, ban kinh doanh đó hoặc nhân viên quản lý tài liệu lục lọi tất cả các file dữ liệu để tìm ra tài liệu cần tìm. Việc quản lý tài liệu kinh doanh là do các phòng, ban tự quản lý.
Quản trị công nghệ thông tin là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh

Bài 2: Quản trị công nghệ thông tin tại Việt Nam

Vai trò và trách nhiệm quản trị CNTT thuộc về ai?

Sau khi ứng dụng CNTT vào quản lý, hầu như tất cả thông tin kinh doanh, tài liệu, quy trình, kể cả việc quản lý cao cấp như hỗ trợ phân tích, ra quyết định và các báo cáo kinh doanh quan trọng đều được hiện thực trên hệ thống CNTT, được quản lý bởi phòng CNTT về mặt kỹ thuật. Như vậy, trong một doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT một cách khá triệt để thì hệ thống CNTT phản ánh toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, chứ không chỉ riêng của phòng CNTT.

Vậy, ai sẽ là người có liên quan đến việc quản trị CNTT? Câu trả lời là các cấp lãnh đạo cao nhất sẽ chịu trách nhiệm quản trị CNTT, hội đồng quản trị, ban giám đốc, các trưởng phòng, ban đều có trách nhiệm trong việc quản trị CNTT, tùy theo mức độ liên quan và trách nhiệm công việc của họ.

 

Quản trị CNTT ở Việt Nam

Nhìn chung, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu một cơ cấu quản trị CNTT với đầy đủ các chức năng đã được đề cập ở trên. Mặc dù doanh nghiệp đã đầu tư vào các dự án CNTT như dự án hiện đại hóa ở các ngân hàng và dự án triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các công ty trong những năm gần đây, nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa để ý đến việc phát triển, hoàn thiện một cơ cấu để quản lý hiệu quả các quy trình và hệ thống CNTT mới. Việc quản trị CNTT hầu như được giao hoàn toàn cho phòng CNTT.

Việc quản trị CNTT nên có một cơ cấu cụ thể và được phê chuẩn bởi quản lý cao nhất của doanh nghiệp để được thực hiện hiệu quả trong tổ chức.

 

Cơ hội và thách thức

Với tốc độ phát triển cao trong thời gian qua và với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã có một vị thế tốt trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư nước ngoài nhờ đó tăng nhanh, việc giao thương trở nên thuận lợi hơn. Chất lượng và số lượng khách hàng của doanh nghiệp tăng cao, mở ra một hướng phát triển vượt bậc cho các doanh nghiệp trong những năm tới.

Để nắm được cơ hội phát triển đó, tạo lợi thế để phát triển doanh nghiệp trong tương lai, quản trị CNTT là một trong những chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Hệ thống CNTT phải tin cậy và bền vững, có thể đáp ứng những mục tiêu chiến lược kinh doanh và ứng phó nhanh chóng, đầy đủ các đòi hỏi kinh doanh mới như việc tăng nhanh, tăng đột biến số lượng giao dịch, triển khai các giao dịch phức tạp, mở rộng quy mô kinh doanh, sản xuất…

Một hệ thống quản trị CNTT tốt sẽ góp phần nâng cao giá trị nội tại của doanh nghiệp, là một lợi thế so sánh của doanh nghiệp đối với các đối thủ. Do đó, ngay từ bây giờ, lãnh đạo doanh nghiệp nên bắt đầu nghĩ đến việc tạo nên một cơ cấu vững chắc về công nghệ, một chiến lược công nghệ dài hơi cùng với các quy trình, cơ cấu quản lý tài nguyên, nhân sự, rủi ro nhằm tạo nên một bộ khung vững chắc, nhưng linh hoạt và đáng tin cậy, để làm bạn đồng hành với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.        

Tin liên quan:

Nguyễn Vũ Anh Châu
Nguyễn Vũ Anh Châu

Tin cùng chuyên mục