Chốt ngày 30/12/2016, chỉ số thể hiện biến động giá của tất cả các mã cổ phiếu dầu khí trên thị trường chứng khoán tập trung là PVNAllshare đạt 1.030,14 điểm, tăng 240,78 điểm (+30,5%); chỉ số đầu tư PVN10 đạt 734,69 điểm, tăng 22,03 điểm (+3,1%).
Đối với chỉ số PVN ngành, PVN Dầu khí có mức tăng mạnh nhất khi tăng 305,66 điểm (+50,2%), đạt 914,78 điểm; PVN Dịch vụ tiện ích tăng 6,4%, đạt 1.112,29 điểm. Trong khi đó, PVN Vật liệu cơ bản giảm 165,75 điểm (-20,5%), xuống 644,52 điểm; PVN Dịch vụ tiêu dùng giảm 134,34 điểm (-16,5%), xuống 681,08 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch trong bộ chỉ số PVN-Index năm 2016 đạt 2.833,25 triệu đơn vị, giảm 6,7%; giá trị giao dịch đạt 51.121,33 tỷ đồng, giảm 13,9% so với năm 2015. So với quy mô giao dịch của toàn thị trường, giao dịch các cổ phiếu trong PVN-Index chiếm 3,56% về khối lượng và 6,99% về giá trị.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài với các cổ phiếu trong PVN-Index đạt 707,22 triệu đơn vị, trị giá 17.542 tỷ đồng. Trong đó, mua vào 369,39 triệu đơn vị, trị giá 9.235 tỷ đồng; bán ra 337,84 triệu đơn vị, trị giá 8.307 tỷ đồng. PVS được khối ngoại giao dịch nhiều nhất, với 178,39 triệu đơn vị, trong đó mua vào 94,47 triệu đơn vị, bán ra 83,92 triệu đơn vị.
Cổ phiếu có mức tăng giá mạnh nhất là PTT của Công ty cổ phần Vận tải dầu khí Đông Dương, tăng 94,4%, từ 3.600 đồng/CP lên 7.000 đồng/CP. Tiếp theo là cổ phiếu PCG của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Gas đô thị, tăng 72%, từ 5.000 đồng/CP lên 8.600 đồng/CP; cổ phiếu GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam tăng 67,4%, từ 36.200 đồng/CP lên 60.600 đồng/CP.
Ngược lại, cổ phiếu PVB của Công ty cổ phần Bọc ống dầu khí giảm giá mạnh nhất, giảm 62,4%, từ 27.900 đồng/CP xuống 10.500 đồng/CP. Tiếp theo là cổ phiếu PVC của Tổng công ty Dung dịch khoan dầu khí, giảm 49,4%, từ 15.800 đồng/CP xuống 8.000 đồng/CP; cổ phiếu PXI của Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí giảm 35%, từ 5.600 đồng/CP xuống 3.600 đồng/CP.