PVcomBank: Vững vàng vai trò huyết mạch của nền kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong hơn 2 năm đối mặt với khó khăn do dịch Covid-19, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chứng tỏ được vai trò huyết mạch, khơi thông nguồn vốn, phục vụ nền kinh tế với sự vào cuộc mạnh mẽ của tất cả các tổ chức tín dụng, trong đó có PVcomBank.
PVcomBank thường xuyên triển khai nhiều chương trình thiết thực, đồng hành cùng khách hàng trở lại trạng thái “bình thường mới”. PVcomBank thường xuyên triển khai nhiều chương trình thiết thực, đồng hành cùng khách hàng trở lại trạng thái “bình thường mới”.

“Chia lửa” với doanh nghiệp

Ngay từ khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cùng các tổ chức tín dụng đã sớm đưa ra các giải pháp hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất; điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt, bám sát các diễn biến vĩ mô và tình hình thực tiễn để có những quyết sách kịp thời, phù hợp.

Trong đó, NHNN đã có nhiều lần giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành với quy mô lớn, giảm các loại phí cho các ngân hàng thương mại để giảm bớt chi phí đầu vào, có điều kiện giảm lãi suất cho vay; đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí, cắt giảm lợi nhuận để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp…

Với tinh thần đồng hành, sẻ chia với các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, PVcomBank cũng bám sát và thực hiện chủ trương tại các Thông tư 01, 03, 14 của NHNN để chủ động rà soát danh mục, hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch một cách kịp thời.

Ngoài các biện pháp cơ cấu thời hạn trả nợ, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, các chính sách miễn, giảm lãi, phí… giúp khách hàng giảm bớt gánh nặng tài chính, có thêm thời gian phục hồi sau dịch, PVcomBank cũng đồng hành sát sao hơn với khách hàng nhằm có sự đánh giá chính xác nhất về khả năng phục hồi, trả nợ sau khi hết thời hạn cơ cấu, qua đó chủ động đưa ra các giải pháp nhằm quản trị rủi ro tốt nhất.

PVcomBank đã và đang xây dựng các nhóm khách hàng mục tiêu, hệ sinh thái sản phẩm, tối ưu hóa dòng tiền, đẩy nhanh tiến trình số hóa để nâng cao chất lượng phục vụ. Ngân hàng cũng chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động, củng cố và nâng cao năng lực hệ thống, con người, hướng đến mục tiêu cuối cùng là giảm được chi phí vốn - cơ sở quan trọng để giảm lãi suất vay cho doanh nghiệp.

Nâng “sức đề kháng” bằng chiến lược linh hoạt

Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2022 của ADB nhận định, kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay, có thể lên mức 6,7% trong năm 2023 nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh các hoạt động thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng.

Đây được xem là thời điểm PVcomBank cùng ngành ngân hàng bước sang một giai đoạn mới: giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ.

Để đạt được điều đó, Ngân hàng xác định chuyển đổi số là chiến lược trọng tâm. Điều này đã và đang tạo nên bước tiến quan trọng, giúp PVcomBank thích ứng với sự vận động không ngừng của thị trường, đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng và nâng cao khả năng ứng phó trước các tác động đến từ tình hình kinh tế chính trị phức tạp đang diễn ra trên toàn cầu.

Thời gian qua, PVcomBank thường xuyên triển khai nhiều chương trình thiết thực, đồng hành cùng khách hàng trở lại trạng thái “bình thường mới”.

Như mới đây, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển thương mại toàn cầu cũng như đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, PVcomBank triển khai chương trình miễn phí chuyển tiền quốc tế kéo dài đến hết năm 2022.

Cùng với đó, từ đầu tháng 4/2022, Ngân hàng triển khai gói vay SE100 dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ có doanh thu từ 20 - 100 tỷ đồng/năm với nhiều chính sách ưu việt, hỗ trợ khách hàng tái sản xuất - kinh doanh sau thời gian dài đình trệ vì dịch bệnh…

Sự nhạy bén, chủ động và quyết liệt trong chiến lược chuyển đổi số không chỉ đảm bảo duy trì hoạt động liên tục, mà còn cho thấy khả năng thích ứng của PVcomBank trước các diễn biến khó lường của dịch bệnh. Đó cũng là sự chuẩn bị sẵn sàng cho một kế hoạch bứt tốc trên toàn hệ thống PVcomBank trong các năm tiếp theo.


Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2022

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục