Với việc kiếm được 2,7 tỷ USD mỗi mùa bóng, Premier League đã trở thành giải đấu hốt bác nhiều thứ nhì trên thế giới, so với giải đấu kiếm được nhiều tiền nhất, giải bóng bầu dục Mỹ, với 7 tỷ USD tiền bản quyền truyền hình.
Trong gói bản quyền truyền hình vừa được bán, tập đoàn SKY đã mua 4,1 tỷ Bảng Anh (6,3 tỷ USD) cho bản quyền hiển thị trực tiếp 126 trên tổng số 168 trận đấu từ mùa giải sau đến 2019, trong khi đối thủ là tập đoàn BT sẽ trả nốt 960 triệu bảng (1,1 tỷ USD) còn lại.
Phần lớn số tiền thu được sẽ chảy vào túi 20 câu lạc bộ đang thi đấu tại Premier League.
Một số bình luận viên người Anh cho rằng các câu lạc bộ nên sử dụng số tiền đó để hỗ trợ cho các hoạt động bóng đá ở địa phương và giảm giá vé. Một số người thậm chí còn cảnh báo các câu lạc bộ này sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho các cầu thủ của mình.
Không giống như các giải bóng đá hàng đầu thế giới khác, Premier League không có một giới hạn nào về mức lương cho các cầu thủ. Quy định duy nhất họ phải tuân theo là Luật công bằng tài chính của UEFA, tổ chức đang quản lý toàn bộ các hoạt động bóng đá tại châu Âu, nhằm ngăn chặn các câu lạc bộ chi tiêu vượt quá khả năng họ có thể có.
Tuy vậy, Luật công bằng tài chính lại không quy định mức lương trần mà chỉ yêu cầu các câu lạc bộ duy trì sự cân bằng tài chính.
Cổ phiếu của Tập đoàn SKY, trong đó có 39% được hãng 21stCentury Fox sở hữu, đã giảm 2% giá trị tại London. Gói bản quyền này đã đắt hơn 1 tỷ bảng so với những gì họ ước đoán, hãng này sẽ phải trả thêm tiền cho hợp đồng bản quyền truyền hình.
Tim Westcott, nhà phân tích thuộc HIS Technology cho biết SKY sẽ phải tăng giá đăng kí với những người sử dụng, hoặc tìm một cách nào đó cải thiện thị phần trước các đối thủ cạnh tranh.