Phương Tây ra đòn trừng phạt Nga, giới đầu tư vội vã thoát hàng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới tiếp tục chao đảo, sau khi phương Tây áp đặt các đòn trừng phạt đầu tiên nhằm vào Nga để đáp trả việc nước này công nhận độc lập cho hai vùng ly khai ở miền Đông Ukraine.
Phương Tây ra đòn trừng phạt Nga, giới đầu tư vội vã thoát hàng

Các chỉ số chính của Phố Wall lùi sâu trong phiên ngày thứ Ba (22/2), với S&P 500 xác nhận rơi vào vùng điều chỉnh, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận độc lập cho hai khu vực ly khai ở Ukraine và ra lệnh cho quân đội tiến vào hai vùng đất này.

Chỉ số S&P 500 giảm hơn 1% khi đóng cửa và xác nhận thêm một lần rơi vào vùng điều chỉnh khi ghi nhận giảm hơn 10% so với mức cao kỷ lục vào ngày 3/1.

Tất cả các lĩnh vực chính của S&P 500 đều mất điểm, dẫn đầu là nhóm cổ phiếu mang tính chu kỳ bao gồm tiêu dùng và năng lượng.

Thị trường đã chịu tác động mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố một loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, bao gồm ngân hàng VEB và ngân hàng quân đội Promsvyazbank, ngân hàng thường thực hiện các giao dịch quốc phòng.

Mỹ cũng áp trừng phạt lên nợ chính phủ của Nga, nghĩa là chính phủ Nga không thể tiếp cận nguồn tài chính phương Tây.

Ngoài ra, Anh cũng có những động thái tương tự khi nhắm đòn trừng phạt vào một số cá nhân và ngân hàng, trong khi Đức tuyên bố đóng băng dự án đường ống Nord Stream 2.

Tất cả nhằm đáp trả việc Nga công nhận độc lập cho hai vùng ly khai thuộc miền Đông Ukraine và đưa quân vào hai vùng đất này.

Tuy vậy, thị trường đã lấy lại phần nào số điểm đã mất, sau khi ông Joe Biden cho biết, dù các đòn trừng phạt Nga vẫn có thể tiếp diễn nhưng ông vẫn còn hy vọng về con đường ngoại giao.

Alan Lancz, Chủ tịch Alan B. Lancz & Associates Inc, một công ty tư vấn đầu tư có trụ sở tại Toledo, Ohio, cho biết các biện pháp được Biden công bố không quá khắc nghiệt như một số nhà đầu tư lo ngại. Tuy nhiên, ông cho biết tác động có thể chỉ là tạm thời khi cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga vẫn chưa kết thúc.

Kết thúc phiên 22/2, chỉ số Dow Jones giảm 482,57 điểm (-1,42%), xuống 33.596,61 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 44,11 điểm (-1,01%), xuống 4.304,76 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 166,55 điểm (-1,23%), xuống 13.381,52 điểm.

Chứng khoán châu Âu mở cửa giảm 9,99% so với mức cao kỷ lục trong tháng 1, nhưng nhanh chóng bật lên và đóng cửa gần như không đổi, khi mức tăng của nhóm cổ phiếu ô tô và du lịch đã bù đắp cho rủi ro địa chính trị xung quanh Nga- Ukraine.

Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,02% xuống 454,72 điểm, với các nhà sản xuất ô tô, du lịch và công nghệ là nhóm tăng điểm hàng đầu, trong khi các nhà bán lẻ và cổ phiếu tài chính là những ngành giảm điểm nhiều nhất.

Căng thẳng địa chính trị vẫn nóng, khi Đức tuyên bố đóng băng dự án đường ống Nord Stream 2, còn Anh áp lệnh trừng phạt đối với 5 ngân hàng của Nga và một số cá nhân nhằm đáp trả việc Moscow công nhận độc lập hai hai khu vực ly khai ở Ukraine.

Chỉ số DAX của Đức giảm mạnh nhất trong số các chỉ số chính của châu Âu, vì được coi là dễ bị tổn thương hơn do nước này phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga.

Trong khi đó, các nhà phân tích tại TS Lombard cho biết, gói trừng phạt ban đầu của Mỹ có vẻ hạn chế (cấm đầu tư vào các khu vực ly khai của Ukraine), trong khi các nhà lãnh đạo EU đang chia rẽ về mức độ nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt sẽ thực thi,” Davide Oneglia, nhà kinh tế cấp cao tại TS Lombard, cho biết.

Kết thúc phiên 22/2: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 9,88 điểm (+0,13%), lên 7.494,21 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 38,12 điểm (-0,26%), xuống 14.693,00 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 0,74 điểm (-0,01%), xuống 6.787,60 điểm.

Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm, khi tâm lý thị trường trở nên tồi tệ hơn sau khi căng thẳng leo thang xung quanh Nga-Ukraine.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà đầu tư bán tháo các tài sản rủi ro do cuộc khủng hoảng Ukraine đang trở nên tồi tệ hơn.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà đầu tư bán tháo các tài sản rủi ro do cuộc khủng hoảng Ukraine đang trở nên tồi tệ hơn.

Chứng khoán Hàn Quốc đánh dấu phiên giao dịch tồi tệ nhất trong một tuần, khi các nhà đầu tư đổ xô tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn sau khi căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine.

Chứng khoán Hàn Quốc đánh dấu phiên giao dịch tồi tệ nhất trong một tuần, khi các nhà đầu tư đổ xô tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn sau khi căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine.

Kết thúc phiên 22/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 461,26 điểm (-1,71%), xuống 26.449,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 33,47 điểm (-0,96%), xuống 3.457,15 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 650,07 điểm (-2,69%), xuống 23.520,00 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 37,01 điểm (-1,35%), xuống 2.706,79 điểm.

Giá vàng thế giới phiên ngày thứ Hai giảm do áp lực bán gia tăng khi vượt lên trên 1.910 USD/ounce.

Ngoài ra, dòng tiền cũng đứng ngoài, tìm hiểu phản ứng của phương Tây về căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine trước thông báo của Tổng thống Mỹ Joe Biden về áp đặt lệnh trừng phạt đầu tiên đối với Nga.

Kết thúc phiên 22/2, giá vàng giao ngay giảm 0,7 USD xuống 1.898,5 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4 giảm 4,6 USD xuống 1.902,8USD/ounce.

Giá dầu thô tiếp tục tăng do cuộc khủng hoảng Nga với phương Tây xung quanh Ukraine đã làm dấy lên lo ngại về gián đoạn nguồn cung sẽ xảy ra, sau khi các lệnh trừng phạt được thiết lập để làm tê liệt Nga - nhà xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới và nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới.

Nga cung cấp 1/3 lượng khí đốt tự nhiên cho châu Âu và khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu. Khoảng 1/3 nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu đi qua các đường ống dẫn qua Ukraine.

Kết thúc phiên 22/2, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI tăng 1,28 USD (+1,39%), lên 92,35 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 3,30 USD (+3,41%), lên 96,84 USD/thùng.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục