Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm ngày thứ hai liên tiếp xuống còn hơn 3,6%, sau động thái bất ngờ của ngân hàng trung ương Australia tăng lãi suất thêm 0,25%, thấp hơn so với con số 0,5% dự báo trước đó.
Các cổ phiếu công nghệ, vốn nhạy cảm với lãi suất đã tăng vọt, với những cái tên lớn hỗ trợ mạnh thị trường như Apple, Microsoft Corp, Alphabet và Nvidia tăng từ 2% đến hơn 5%.
Dữ liệu việc làm mới được công bố cho thấy, số lượng việc làm tuyển dụng mới giảm 10% trong tháng 8/2022, trong khi số lượng người lao động bị cho thôi việc tăng lên. Đây là những dấu hiệu cho thấy, thị trường lao động đang dần hạ nhiệt. Điều này được một số nhà phân tích xem là tín hiệu cho thấy một thị trường lao động co hẹp, có thể buộc Fed bớt diều hâu trong việc tăng lãi suất.
Tuy nhiên, Thống đốc Philip Jefferson cho biết, lạm phát là vấn đề nghiêm trọng nhất mà Fed bang phải đối mặt và "có thể mất một thời gian" để giải quyết, trong khi Chủ tịch Fed bang San Francisco, Mary Daly cho biết, ngân hàng trung ương cần phải tiếp tục tăng lãi suất thêm nữa.
Đáng chú ý khác trong phiên này là việc Tỷ phú Elon Musk đang đề xuất tiếp tục với lời đề nghị ban đầu là 54,2 USD/cổ phiếu cho thương vụ mua Twitter hai nguồn tin thân cận cho biết. Cổ phiếu của công ty truyền thông xã hội này tăng vọt hơn 22,2%
Tesla, công ty sản xuất xe điện mà Musk đứng đầu, đã tăng 2,9%.
Cổ phiếu công ty cùng ngành là Rivian Automotive tăng gần 14% sau khi nhà sản xuất xe điện cho biết họ sản xuất 7.363 chiếc trong quý III, cao hơn 67% so với quý trước và duy trì mục tiêu cả năm là 25.000 chiếc.
Các ngân hàng như Citigroup (CN), Morgan Stanley và Goldman Sachs tăng gần 5%, thúc đẩy chỉ số ngân hàng tăng 4%.
Kết thúc phiên 4/10, chỉ số Dow Jones tăng 825,43 điểm (+2,80%), lên 30.316,32 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 112,50 điểm (+3,06%), lên 3.790,93 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 360,97 điểm (+3,34%), lên 11.176,40 điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng mạnh, được thúc đẩy bởi hy vọng ngày càng tăng rằng các ngân hàng trung ương có thể giảm tốc độ tăng lãi suất trong tương lai.
Đóng cửa, STOXX 600 toàn châu Âu tăng 3,12% lên 403,03 điểm, phiên tốt nhất kể từ giữa tháng Ba.
Trên toàn cầu, chứng khoán đã nhận được một cú đánh sau khi dữ liệu sản xuất từ Mỹ vào thứ Hai làm dấy lên hy vọng rằng, lãi suất tăng bắt đầu làm giảm nhu cầu và các ngân hàng trung ương có thể bắt đầu giảm bớt cách tiếp cận diều hâu của họ.
Thêm vào sự lạc quan là một quyết định bất ngờ của Australia khi tăng lãi suất lên 0,25%, mức thấp hơn dự kiến.
Trong khi đó, giá sản xuất trong khu vực đồng euro tăng nhẹ hơn dự báo trong tháng 8, dữ liệu cho thấy hôm thứ Ba, chủ yếu là do chi phí năng lượng liên tục tăng.
Steve Sosnick, chiến lược gia trưởng tại Interactive Brokers cho biết: “Bất kỳ sự cải thiện nào về lạm phát cơ bản sẽ được các thị trường coi là tin tốt, vì đó là một trong những điều khiến các ngân hàng trung ương ít tích cực hơn trong việc tăng lãi suất”.
Chỉ số bluechip FTSE 100 của London tăng 2,6%, tiếp tục được thủ đẩy bởi việc chính phủ Anh hủy bỏ các phần trong kế hoạch cắt giảm thuế gây tranh cãi của họ.
Tất cả các chỉ số ngành của STOXX 600 đều tăng điểm, dẫn đầu là nhóm cổ phiếu du lịch và giải trí tăng 6,2%.
Cổ phiếu công nghệ tăng 5,1%, nhờ lợi nhuận của các nhà sản xuất chip, bao gồm ASML, STMicroelectronics và Infineon sau khi Nghị viện châu Âu thông qua các quy tắc để giới hạn một cổng sạc duy nhất cho điện thoại di động, máy tính bảng và máy ảnh.
Kết thúc phiên 4/10: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 177,70 điểm (+2,57%), lên 7.086,46 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 461,00điểm (+3,78%), lên 12.670,48 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 245,54 điểm (+4,24%), lên 5.039,69 điểm.
Giá dầu thô tiếp tục tăng, khi lo ngại thắt chặt nguồn cung gia tăng trước thông tin OPEC+ nhiều khả năng sẽ quyết định cắt mạnh sản lượng khai thác trong cuộc họp diễn ra hôm nay.
Kết thúc phiên 4/10, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 2,89 USD/thùng (+3,34%), lên 86,52 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 2,94 USD/thùng (+3,20%), lên 91,80 USD/thùng.