Phó thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam đã có FTA với 7/10 quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, do Việt Nam đã có FTA với 7/10 nước thành viên Hiệp định CPTPP nên sức ép cạnh tranh tăng thêm do mở cửa thị trường chỉ đến từ 3 nước là Canada, Mexico và Peru, tuy nhiên, thực tiễn thương mại song phương với 3 nước này cho thấy sức ép sẽ không lớn bởi cơ cấu xuất nhập khẩu của những nước này có tính bổ sung nhiều hơn.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cho rằng, Việt Nam đã có FTA với 7 trên 10 nước thành viên Hiệp định CPTPP nên sức ép cạnh tranh tăng thêm do mở cửa thị trường chỉ đến nhiều từ 3 nước là Canada, Mexico và Peru. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cho rằng, Việt Nam đã có FTA với 7 trên 10 nước thành viên Hiệp định CPTPP nên sức ép cạnh tranh tăng thêm do mở cửa thị trường chỉ đến nhiều từ 3 nước là Canada, Mexico và Peru.

Ngay sau Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ  trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giaohạm Bình Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo thuyết minh Hiệp định CPTPP.

Mở đầu Báo cáo, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết,  Hiệp định CPTPP về cơ bản giữ nguyên nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn thực thi 20 nhóm nghĩa vụ được coi là có mức độ cam kết cao để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên còn lại trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP.

“Về tổng thể, Hiệp định CPTPP vẫn được đánh giá là một FTA chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối với Việt Nam, việc quyết định tham gia, đàm phán và ký kết Hiệp định TPP trước đây và sau này là CPTPP là một quá trình dài, với sự chuẩn bị tích cực, chủ động và bám sát vào những định hướng, chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ và các cấp có thẩm quyền.

Kết quả đàm phán đạt được, về cơ bản, đã đảm bảo được các lợi ích cốt lõi của Việt Nam cũng như dành được nhiều bảo lưu, linh hoạt để thực thi Hiệp định hiệu quả, có lợi cho đất nước.

Liên quan đến thách thức về kinh tế mà Việt Nam phải đối mặt, Phó Thủ tướng thông tin, do Việt Nam đã có FTA với 7 trên 10 nước thành viên Hiệp định CPTPP nên sức ép cạnh tranh tăng thêm do mở cửa thị trường chỉ đến từ 3 nước là Canada, Mexico và Peru.

Tuy nhiên, thực tiễn thương mại song phương với 3 nước này cho thấy sức ép sẽ không lớn bởi cơ cấu xuất nhập khẩu của những nước này có tính bổ sung hơn là cạnh tranh với cơ cấu xuất nhập khẩu của  Việt Nam và hiện Việt Nam đang xuất siêu sang cả 3 nước này.

“Xét theo mặt hàng, thịt lợn, thịt gà là những mặt hàng có thể gặp phải sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu do sức cạnh tranh còn yếu. Tuy nhiên, ta đã  bảo lưu được lộ trình giảm thuế nhập khẩu tương đối dài cho các sản phẩm này (với một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm”, Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, Chính phủ trong thời qua đã ban hành 3 Nghị định theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thí điểm một số mô hình sản xuất tiên tiến, thúc đẩy        ứng dụng khoa học - công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân trong      hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.... để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, từ đó đủ sức cạnh tranh trên sân nhà và  vươn ra thị trường thế giới.

Về thương mại dịch vụ và đầu tư, theo Báo cáo Thuyết minh về Hiệp định CPTPP, một số ngành như dịch vụ quảng cáo, dịch vụ logistics . có thể đối mặt với thách thức về cạnh tranh. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội trong việc  giảm thiểu chi phí kinh doanh, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong nước nói chung.

Các lĩnh vực nhạy cảm nhất như đầu tư hạ tầng viễn thông, đầu tư vào báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, truyền tải và phân phối điện, điện nguyên tử, khai khoáng, phân phối dược phẩm, xăng dầu ... đều hoặc là không cho phép đầu tư, hoặc là bảo lưu quyền cấp phép hết sức chặt chẽ nên dự kiến sẽ không có tác động bất lợi.

Một vấn đề quan trọng mà không ít ý kiến lo ngại là Thách thức về thu ngân sách, Báo cáo nêu rõ,  giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách, tuy nhiên sẽ không tác động đột ngột do trong CPTPP có đến 7/10 nước đã có FTA với Việt Nam; chỉ còn 3 nước là Canada, Mexico và Peru là chưa có FTA với Việt Nam nhưng thương mại hiện còn khiêm tốn.

Thế Hải
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục