Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,42 điểm (-0,09%) xuống 485,24 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 938.710 đơn vị, trị giá 12,44 tỷ đồng.
Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, thị trường tiếp tục đà giảm, tuy nhiên, thị trường vẫn chưa xác định xu hướng cụ thể, cột chỉ số liên tục thay đổi với sắc xanh và sắc đỏ đan xen.
Nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn hầu hết đứng giá như VNM, VIC, VCB, GAS…, trong khi đó MSN giảm 500 đồng/cp.
Đến 9h40, VN-Index đứng ở mốc 484,77 điểm, giảm 0,89 điểm. tổng giá trị giao dịch đạt 59 tỷ đồng.
Đà giảm của thị trường được nới rộng khi số lượng mã giảm điểm tăng, trong khi mức giảm cũng lớn hơn. Cụ thể, VIC giảm 500 đồng/cp; MSN giảm 1.000 đồng/cp.
Trong nhóm VN30, chỉ còn 3 mã giữ được sắc xanh là PNJ, CTG và CII đều có mức tăng 100 đồng/cp.
Đối với cặp cổ phiếu ITA và KBC, trong khi ITA đứng giá, thì KBC vẫn duy trì được đà tăng trong nhiều phiên gần đây. Tuy nhiên, thanh khoản của hai cổ phiếu này cũng theo xu hướng chung của thị trường, đều ở mức rất thấp.
Trên sàn HNX, mặc dù có được sắc xanh khi mở cửa phiên giao dịch, nhưng thị trường nhanh chóng giảm điểm, đến 9h26, chỉ số HNX-Index giảm 0,06 điểm (-0,1%) xuống 62,63 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 5 triệu đơn vị, trị giá 40,48 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30, có 7 mã tăng điểm, 4 mã giảm điểm, trong khi có đến 13 mã đứng giá, chỉ số HNX30 tăng nhẹ 0,37 điểm, đứng ở mức 117,2 điểm.
Cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu mặc dù đứng ở mốc tham chiếu tại mức 16.000 đồng/cp, nhưng có được lệnh thỏa thuận 200.000 đơn vị tại mức giá trần, trị giá 3,52 tỷ đồng.
FLC vẫn là mã duy trì được thanh khoản tốt nhất thị trường trong thời gian gần đây, khi mà thanh khoản của cả thị trường đạt mức thấp. Trong 30 phút giao dịch đầu phiên, cổ phiếu này đã khớp được trên 1,5 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua vào 30.000 đơn vị.
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index đứng ở mốc 484,14 điểm, giảm 1,52 điểm (-0,31%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 18,4 triệu đơn vị, tương đương giá trị 303,46 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1 triệu đơn vị, giá trị 32,73 tỷ đồng.
Cả sàn có 48 mã tăng, 109 mã giảm, 69 mã đứng giá.
Với 4 mã tăng, 6 mã đứng giá, 20 mã giảm điểm, chỉ số VN30-Index đứng ở mức 541,51 điểm, giảm 1,87 điểm (-0,34%).
VNM bất ngờ bật tăng vào cuối phiên với mức tăng 1.000 đồng/cp, khối lượng khớp được đạt gần 100.000 đơn vị. Mã này cũng có được lệnh thỏa thuận 20.000 đơn vị tại mức giá trần trị giá 21,45 tỷ đồng.
Trong nhóm VN30, ngoài CII và CTG vẫn giữ được mức tăng 100 đồng/cp, BVH cũng lấy lại sắc xanh nhẹ, tăng 100 đồng/cp, từ mức giảm 100 đồng.
KMR, REE, HAG là ba mã có khối lượng giao dịch lớn nhất trên HOSE và đạt khối lượng trên 1 triệu đơn vị.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 54 mã, với tổng khối lượng đạt gần 582.960 đơn vị. Trong đó, cổ phiếu HPG được mua nhiều nhất, đạt 92.520 đơn vị.
Trên sàn HNX, kết thúc phiên sáng, chỉ số HNX-Index giảm 0,2 điểm (-0,32%) xuống 62,49 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,75 triệu đơn vị, trị giá 117,11 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1,24 triệu đơn vị, trị giá 14,21 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30, có 6 mã tăng điểm, 9 mã giảm, 14 mã đứng giá, chỉ số HNX30-Index giảm 0,22 điểm (-0,19%), xuống 116,6 điểm.
Hai mã có thanh khoản tốt nhất trên HNX là KLS (3,57 triệu) và FLC (3,37 triệu) đều có được sắc xanh khi kết thúc phiên sáng, trong đó KLS tăng 300 đồng/cp; FLC tăng 100 đồng/cp.
Sau KLS và FLC, SCR cũng là mã có thanh khoản tốt, đạt 1,9 triệu đơn vị.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 24 mã với tổng khối lượng 585.900 cổ phiếu (trong đó họ mua vào nhiều nhất là cổ phiếu ACB với 200.000 cổ phiếu), đồng thời bán ra 14 mã với tổng khối lượng 342.400 cổ phiếu.
Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này giảm 1,46 điểm xuống còn 480,78 điểm (-0,30%). Trong đó có 9 mã tăng giá, 27 mã giảm và 14 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như NVB (4,3%), DPR (1,7%), KBC (1,4%), VNM (0,7%) và PHR (0,7%). Giảm mạnh nhất là các mã như REE (-1,9%), OGC (-1,9%), NLG (-1,8%), MSN (-1,6%) và GMD (-1,5%).
HAR: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2012 bằng cổ phiếu (4%)
TBC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2012 (17%)