Phiên sáng 6/3: Sắc đỏ lan rộng, VN-Index về dưới mốc 885 điểm

(ĐTCK) Ngay sau phiên hồi phục hôm qua (5/3), thị trường đã nhanh chóng quay lại trạng thái giảm điểm trong phiên sáng cuối tuần trước áp lực bán gia tăng trên diện rộng. Đáng chú ý, trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhiều mã vẫn tiếp tục tỏa sáng như AMD, CLG, QBS...
Phiên sáng 6/3: Sắc đỏ lan rộng, VN-Index về dưới mốc 885 điểm

Tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng cao độ khiến thị trường lên xuống khá thất thường. Sau nhịp quay đầu và không giữ được mốc 890 điểm trong phiên 4/3, thị trường đã nhanh chóng khởi sắc trở lại. Bên cạnh dòng tiền đầu cơ tích cực, nhóm cổ phiếu bluechip được kéo lên cao đã hỗ trợ tốt giúp VN-Index tiến gần mốc 900 điểm nhưng đà tăng lại bị thu hẹp về cuối phiên.

Theo đánh giá của KBSV, VN-Index mở gap tăng điểm ngay từ đầu phiên, nhưng áp lực chốt lời ngắn hạn đã thu hẹp đà phục hồi của chỉ số về cuối phiên, tạo mẫu hình nến không mấy tích cực.

Đồng thời, KBSV đã đưa ra nhận định, thị trường vẫn còn cơ hội mở rộng thêm nhịp hồi phục ngắn hạn với vùng kháng cự gần tại 900-905 điểm. Tuy nhiên, rủi ro đảo chiều và tiếp diễn xu hướng giảm điểm sau đó vẫn đứng ở mức cao.

Không nằm ngoài lo ngại trên, thị trường nhanh chóng quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch sáng cuối tuần 6/3.

Áp lực bán xuất hiện trên diện rộng khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Trong đó, hầu hết các bluechip cũng bị đẩy xuống dưới mốc tham chiếu khiến chỉ số VN-Index rơi xuống dưới ngưỡng 885 điểm.

Bên cạnh lực bán dâng cao và lan rộng, dòng tiền tham gia càng thận trọng hơn sau những phiên trồi sụt, nên VN-Index chỉ biến động đi ngang dưới mốc 885 điểm sau khoảng 80 phút giao dịch.

Trong khi đó, thị trường vẫn nổi lên những điểm sáng ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Điển hình, QCG có phiên tăng trần thứ 7 liên tiếp và nằm trong top đầu về thanh khoản với hơn 3 triệu đơn vị được khớp lệnh; hay AMD cũng có phiên tăng trần thứ 5 và tiếp tục dư mua trần khủng với gần 11 triệu đơn vị, sau khi HĐQT Công ty thông qua chủ trương sáp nhập vào GAB. Ngoài ra, CLG, QBS, HCD cũng khoe sắc tím.

Tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng cao độ khiến thị trường lên xuống khá thất thường. Sau nhịp quay đầu và giữ được mốc 890 điểm trong phiên 4/3, thị trường đã nhanh chóng khởi sắc trở lại. Bên cạnh dòng tiền đầu cơ tích cực, nhóm cổ phiếu bluechip được kéo lên cao đã hỗ trợ tốt giúp VN-Index tiến gần mốc 900 điểm nhưng đà tăng lại bị thu hẹp về cuối phiên.

Theo đánh giá của KBSV, VN-Index mở gap tăng điểm ngay từ đầu phiên, nhưng áp lực chốt lời ngắn hạn đã thu hẹp đà phục hồi của chỉ số về cuối phiên, tạo mẫu hình nến không mấy tích cực.

Đồng thời, KBSV đã đưa ra nhận định, thị trường vẫn còn cơ hội mở rộng thêm nhịp hồi phục ngắn hạn với vùng kháng cự gần tại 900-905 điểm. Tuy nhiên, rủi ro đảo chiều và tiếp diễn xu hướng giảm điểm sau đó vẫn đứng ở mức cao.

Không nằm ngoài lo ngại trên, thị trường nhanh chóng quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch sáng cuối tuần 6/3.

Áp lực bán xuất hiện trên diện rộng khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Trong đó, hầu hết các bluechip cũng bị đẩy xuống dưới mốc tham chiếu khiến chỉ số VN-Index rơi xuống dưới ngưỡng 885 điểm.

Bên cạnh lực bán dâng cao và lan rộng, dòng tiền tham gia càng thận trọng hơn sau những phiên trồi sụt, nên VN-Index chỉ biến động đi ngang quanh mốc 885 điểm đến hết phiên sáng.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 105 mã tăng và 228 mã giảm, VN-Index tgiảm 9,34 điểm (-1,05%), xuống 883,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 110,32 triệu đơn vị, giá trị 1.825,6 tỷ đồng, giảm 21,54% về khối lượng và 6,4% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 16,47 triệu đơn vị, giá trị 395,75 tỷ đồng.

Nhóm VN30 chỉ còn 6 mã giữ được sắc xanh nhạt gồm HPG, MSN, ROS, STB, VCB, CTD, còn lại đều mất điểm.

Đáng kể là nhóm cổ phiếu nhà Vingroup có VHM -1,7% xuống 79.600 đồng/CP, VIC -2,2% xuống 103.300 đồng/CP, VRE -1,2% xuống 28.250 đồng/CP, ngoài ra SAB cũng có phiên giao dịch tiêu cực khi giảm tới 4% và rơi xuống mức giá 162.200 đồng/CP.

Các mã lớn khác như GAS, BID, CTG, VNM, PLX, BVH… có mức giảm trên dưới 1%.

Trong khi đó, ở nhóm cổ phiếu thị trường, QCG có chút hạ nhiệt và không giữ được mức giá trần, nhưng vẫn tăng khá tốt 6,6% lên mức 5.950 đồng/CP, các mã HAI, DXG, LDG, ASM… cũng chốt phiên trong sắc xanh.

Các mã vừa và nhỏ khác như HCD, CLG, QBS vẫn duy trì mức giá trần, trong đó AMD chỉ khớp hơn 1 triệu đơn vị nhưng dư mua trần tới hơn 10,68 triệu đơn vị và ghi nhận phiên tăng trần thứ 5 liên tiếp.

Trên sàn HNX, áp lực từ sớm đến từ nhóm cổ phiếu lớn, đặc biệt từ đầu tàu SHB suy giảm đã khiến chỉ số HNX-Index giảm nhanh ngay khi mở cửa, mặc dù vậy, chỉ số này đã phần nào trở lại nhờ nhóm cổ phiếu nhỏ vẫn tăng tốt, trong khi các điểm tựa thu hẹp đà giảm.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 27 mã tăng và 53 mã giảm, HNX-Index giảm 1,23 điểm (-1,07%), xuống 113,8 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 33,44 triệu đơn vị, giá trị 384,33 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1,55 triệu đơn vị, giá trị 27,1 tỷ đồng.

SHB bị chốt lời, khi giảm 1,6% xuống 12.700 đồng, khớp gần 15,5 triệu đơn vị.

Các mã lớn khác như ACB -1,6% xuống 25.200 đồng; NVB -2,3% xuống 8.700 đồng; VCG -2% xuống 25.000 đồng; PVS -1,3% xuống 15.000 đồng; VCS -0,9% xuống 67.400 đồng; CEO -1,2% xuống 8.300 đồng; MBS -2,8% xuống 10.600 đồng; TAR -2,4% xuống 32.000 đồng; TNG -0,7% xuống 14.100 đồng…

Tăng điểm lác đác có IDJ +0,6% lên 17.200 đồng; DGC +0,8% lên 24.600 đồng…
Các cổ phiếu nhỏ một số tăng kịch trần như KLF, DST, PVX, NRC, DPS, DC2, và đặc biệt là MBG.

Thanh khoản sau SHB có ACB với hơn 2,69 triệu đơn vị; ART có 2,36 triệu đơn vị; KLF có 1,71 triệu đơn vị; MBG có 1,25 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng giảm ngay khi mở cửa và giằng co dưới vùng giá thấp, trước khi có thêm một nhịp bị đẩy lùi thêm.

Nhóm cổ phiếu có thanh khoản tốt chỉ còn G36, OIL, KSH, ACV tăng điểm, còn lại đa số giảm như LPB, BSR, GVR, VIB, PXL, PWA, CTR…

Trong số đó, LPB khớp lệnh cao nhất với hơn 2,56 triệu đơn vị, giảm 3,4% xuống 8.500 đồng.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,32 điểm (-0,59%), xuống 55,13 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 8,82 triệu đơn vị, giá trị 73,29 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,89 triệu đơn vị, giá trị 7,13 tỷ đồng.

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục