Sau 2 tuần liên tiếp khởi sắc, thị trường đã quay đầu điều chỉnh trong tuần cuối cùng của tháng 8. Tuy nhiên, nếu tính trong 2 tháng đầu năm 2019, VN-Index đã ghi nhận mức tăng trưởng khá tốt 8,17%, đặc biệt mức tăng mạnh chủ yếu là từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trong đó, động lực tăng chính của thị trường là nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Bên cạnh thanh khoản thị trường trong thời gian qua cải thiện tích cực, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài cũng là yếu tố hỗ trợ cho thị trường. Tính trong 2 tháng vừa qua, khối ngoại đã mua ròng tới hơn 2.566 tỷ đồng, đáng kể mua ròng tới hơn 3.508 tỷ đồng trên sàn HOSE, với tâm điểm là 2 mã VNM và MSN.
Theo ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ chứng khoán, CTCK VNDIRECT (VNDS) nhận định, đà tăng trong tháng 3 sẽ chậm lại khi nhiều cổ phiếu lớn đã hết động lực tăng giá và định giá đã trở lên kém hấp dẫn trong khi các thị trường chứng khoán khác cũng đã tăng chậm lại và có rủi ro quay đầu giảm nên cơ hội với cổ phiếu bluechips sẽ ít hơn.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) cho rằng: “Sau một đợt sóng dài thường sẽ có sự điều chỉnh tương đối và tôi nghĩ, tuần sau đợt sóng tăng sẽ giúp thị trường tiếp cận lại ngưỡng 1.000 và lạc quan hơn có thể chạm lại vùng kháng cự mạnh 1.020 vào tháng 10 năm ngoái”.
Bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới 4/3, dòng tiền hoạt động sôi động giúp thị trường tiếp tục tiến bước. Chỉ số VN-Index nhanh chóng vượt xa mốc 980 điểm ngay khi mở cửa.
Đà tăng tiếp tục được nới rộng khi bước sang đợt khớp lệnh liên tục. Tuy nhiên, phải mất hơn 90 phút giằng co, VN-Index mới chinh phục lại ngưỡng kháng cự 990 điểm.
Lực cầu tăng mạnh và lan tỏa đã giúp sắc xanh bảo phủ bảng điện tử, trong đó, nhóm cổ phiếu bluechip vẫn là đầu tàu dẫn dắt thị trường khi trong nhóm VN30 chỉ còn 2 mã là DHG và ROS còn giao dịch dưới mốc tham chiếu, còn lại đều tăng khá tốt.
Chỉ còn duy nhất ROS vẫn giao dịch trong sắc đỏ khi chốt phiên sáng với mức giảm 3,4% xuống 33.000 đồng/CP, còn lại đều khá tích cực. Trong đó, một số mã tăng tốt như VIC tăng 2,1% lên 117.500 đồng/CP, GAS tăng 2% lên 102.000 đồng/CP, MSN tăng 1,2% lên 90.100 đồng/CP, SAB tăng 1,4% lên 245.500 đồng/CP, HPG tăng 2,6% lên 35.150 đồng/CP, MWG tăng 1,9% lên 89.200 đồng/CP…
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đồng loạt khởi sắc sau tuần giao dịch lình xình như CTG tăng 1,9% lên 21.200 đồng/CP, BID tăng 2,1% lên 33.500 đồng/CP, VCB tăng 1,1% lên 62.900 đồng/CP, VPB tăng 2,6% lên 21.450 đồng/CP, STB tăng 1,2% lên 12.800 đồng/CP, TCB tăng 1,3% lên 26.950 đồng/CP, EIB tăng 4% lên 18.000 đồng/CP, MBB tăng 1,1% lên 22.050 đồng/CP.
Ngoài ra, các mã lớn khác như VNM, NVL, VJC… đều giao dịch trong sắc xanh, BVH cũng đảo chiều sau 2 phiên giảm với mức tăng 2,1% lên 95.700 đồng/CP.
Bên cạnh giao dịch tích cực ở nhóm cổ phiếu bluechip và vốn hóa lớn, dòng tiền tiếp tục hỗ trợ tốt giúp các mã và và nhỏ đua nhau khoe sắc. Trong đó, HSG dù không có được sắc tím nhưng vẫn tăng mạnh 6,3% lên 9.890 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn đạt hơn 6,1 triệu đơn vị.
Các mã FLC, HAG, SCR, AMD, DXG, GTN… hầu hết đều khởi sắc với thanh khoản vài triệu đơn vị. Đáng kể, nhiều mã thị trường như VHG, TSC, KSH, FIT… được kéo lên kịch trần.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 203 mã tăng và chỉ 88 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 12,23 điểm (+1,25%) lên 991,86 điểm. Thanh khoản cải thiện với khối lượng giao dịch đạt 123,4 triệu đơn vị, giá trị 2.678,21 tỷ đồng, tăng 38,43% về lượng và 41,89% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần.
Giao dịch thỏa thuận có đóng góp 7,24 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 190,92 tỷ đồng, trong đó PDR thỏa thuận 2,14 triệu đơn vị, giá trị 55,96 tỷ đồng.
Tương tự, lực cầu cũng dâng cao giúp sàn HNX càng nới rộng đà tăng về cuối phiên.
Chốt phiên, sàn HNX có 64 mã tăng và 46 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 1,04 điểm (+0,97%) lên 108,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 27,12 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 391,02 tỷ đồng, tăng 61,52% về lượng và tăng hơn 85,7% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước.
Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,42 triệu đơn vị, giá trị 62,34 tỷ đồng, trong đó NVB thỏa thuận 4,7 triệu đơn vị, giá trị 36,19 tỷ đồng; SHB thỏa thuận 2,39 triệu đơn vị, giá trị 18,16 tỷ đồng.
Trong khi dòng bank trên HOSE nới rộng đà tăng về cuối phiên thì trên HNX, các mã ngân hàng vẫn diễn biến lình xình với SHB đứng giá tham chiếu, ACB tăng 1% lên 30.300 đồng/CP.
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu dầu khí tăng tích cực với PVS tăng 2,4% lên 21.600 đồng/CP, PVB tăng 9,5% lên mức giá trần 18.400 đồng/CP, PVI tăng 0,6% lên 35.500 đồng/CP, PGS tăng 2,8% lên 37.000 đồng/CP…
Ngoài ra, một số mã lớn khác cũng hỗ trợ cho đà tăng của thị trường như VGC tăng 2,8% lên 22.200 đồng/CP, DGC tăng 4,4% lên 44.900 đồng/CP, CEO tăng 5,9% lên 14.300 đồng/CP…
Trong đó, PVS là mã giao dịch sôi động nhất sàn HNX với khối lượng khớp lệnh đạt 3,38 triệu đơn vị; tiếp theo đó là CEO khớp 2,8 triệu đơn vị, VGC khớp 2,74 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, PVX vẫn từng bước nhích. Chốt phiên, PVX tăng 6,7% lên mức giá trầm 1.600 đồng/CP và khớp 2,67 triệu đơn vị.
Trên thị trường UPCoM, diễn biến cũng khởi sắc trong phiên sáng đầu tuần.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,36 điểm (+0,65%) lên 56,04 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 6,95 triệu đơn vị, giá trị 166,47 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận chủ đạt hơn 3,5 tỷ đồng.
Các mã lớn tăng khá tốt như ACV tăng 1% lên 89.000 đồng/CP, HVN tăng 6,5% lên 42.700 đồng/CP, BSR tăng 2,9% lên 14.100 đồng/CP, VGI tăng 8,1% lên 22.800 đồng/CP, VGT tăng 2,5% lên 12.200 đồng/CP, DVN tăng 6,25% lên 17.000 đồng/CP…
Cặp đôi HVN và BSR dẫn đầu thanh khoản trên thị trường UPCoM, với khối lượng giao dịch lần lượt đạt hơn 1,59 triệu đơn vị và gần 1,2 triệu đơn vị.HNX