Phiên sáng 30/12: Dòng bank tiếp tục khởi sắc, penny bị xả mạnh

(ĐTCK) Không nằm ngoài xu hướng chung cũng như dự đoán của giới phân tích, thị trường giao dịch khá buồn tẻ trong phiên sáng 30/12 bởi dòng tiền tham gia hạn chế. Trong khi nhóm cổ phiếu vua tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt giúp thị trường tiến bước, thì nhiều mã vừa và nhỏ tăng nóng bị bán mạnh.
Phiên sáng 30/12: Dòng bank tiếp tục khởi sắc, penny bị xả mạnh

Không có sự bứt phá nhưng những phiên cuối năm 2019 đang diễn biến khá tích cực. Thị trường tích lũy và từng bước tăng nhẹ qua các phiên giao dịch giúp chỉ số VN-Index bước vào vùng thử thách 960-963 điểm trong tuần vừa qua từ 23-27/12.

Giới phân tích đã đánh giá trạng thái tích lũy có thể sẽ nhanh chóng kết thúc trong 1-2 phiên giao dịch đầu tuần tới và thị trường sẽ sớm bước vào giai đoạn xu hướng rõ ràng hơn.

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta, điểm tích cực là dòng tiền đã có sự dịch chuyển sang nhóm Largecaps và dòng tiền đầu cơ cũng hướng sang nhóm cổ phiếu bất động sản cho nên tôi kỳ vọng xu hướng ngắn hạn có thể tích cực hơn vì nhóm Smallcaps khó có thể hình thành sóng tăng cho xu hướng chung của thị trường.

Ông Thế Minh cho rằng, trong năm 2020, thị trường sẽ còn khó khăn, nhưng cơ hội vẫn có vì chu kỳ tăng dài hạn của thị trường vẫn còn đang tiếp diễn và tôi cho rằng cơ hội này sẽ xuất hiện trong quý 1/2020. Và thận trọng ở giai đoạn còn lại.

Bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới 30/12, mặc dù dòng tiền tham gia khá nhỏ nhọt nhưng chỉ sau thời gian ngắn rung lắc và điều chỉnh nhẹ đầu phiên, thị trường đã nhanh chóng lấy lại sắc xanh trước sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Bên cạnh BID tiếp tục xác lập đỉnh lịch sử mới, cổ phiếu lớn của ngành là VCB cũng đang tìm lại mức giá cao nhất kể từ ngày chào sàn (đóng cửa phiên 4/11/2019 tại 92.000 đồng/CP). Ngoài ra, các mã khác như MBB, TCB, STB, VPB, CTG cũng đều khởi sắc.

Trong khi đó, cặp đôi lớn VIC và VNM vẫn tạo lực cản dù không quá lớn. Đáng kể, cổ phiếu ROS tiếp tục bị bán tháo. Chỉ sau hơn 40 phút giao dịch, cổ phiếu ROS dư bán sàn hơn 21 triệu đơn vị và chỉ khớp lệnh hơn 51.000 đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường giao dịch cũng trầm lắng hơn và không có điểm nổi bật. Cổ phiếu FIT tiếp tục có phiên giảm sàn thứ 2 xuống mức 9.090 đồng/CP và dẫn đầu thanh khoản với gần 2 triệu đơn vị được khớp lệnh. Các mã DAH, FLC, HQC… cũng mất điểm.

Không có sự bứt phá nhưng những phiên cuối năm 2019 đang diễn biến khá tích cực. Thị trường tích lũy và từng bước tăng nhẹ qua các phiên giao dịch giúp chỉ số VN-Index bước vào vùng thử thách 960-963 điểm trong tuần vừa qua từ 23-27/12.

Giới phân tích đã đánh giá trạng thái tích lũy có thể sẽ nhanh chóng kết thúc trong 1-2 phiên giao dịch đầu tuần tới và thị trường sẽ sớm bước vào giai đoạn xu hướng rõ ràng hơn.

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta, điểm tích cực là dòng tiền đã có sự dịch chuyển sang nhóm Largecaps và dòng tiền đầu cơ cũng hướng sang nhóm cổ phiếu bất động sản cho nên tôi kỳ vọng xu hướng ngắn hạn có thể tích cực hơn vì nhóm Smallcaps khó có thể hình thành sóng tăng cho xu hướng chung của thị trường.

Ông Thế Minh cho rằng, trong năm 2020, thị trường sẽ còn khó khăn, nhưng cơ hội vẫn có vì chu kỳ tăng dài hạn của thị trường vẫn còn đang tiếp diễn và tôi cho rằng cơ hội này sẽ xuất hiện trong quý 1/2020. Và thận trọng ở giai đoạn còn lại.

Bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới 30/12, mặc dù dòng tiền tham gia khá nhỏ nhọt nhưng chỉ sau thời gian ngắn rung lắc và điều chỉnh nhẹ đầu phiên, thị trường đã nhanh chóng lấy lại sắc xanh trước sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Thị trường thiếu sự hỗ trợ của dòng tiền mạnh đã duy trì trạng thái lình xình đi ngang trên mốc 965 điểm trong suốt hơn nửa cuối phiên sáng.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 138 mã giảm và 150 mã tăng, VN-Index tăng 2,37 điểm (+0,25%), lên 965,88 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 107,21 triệu đơn vị, giá trị 1.721,88 tỷ đồng, giảm 10,53% về khối lượng và 14,07% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước (27/12). Giao dịch thỏa thuận đóng góp 23,87 triệu đơn vị, giá trị 415,73 tỷ đồng.

Nhóm bluechip vẫn đóng vai trò trụ đỡ chính với 18 mã tăng và chỉ 8 mã giảm. Trong đó, dù có chút hạ nhiệt nhưng nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là điểm sáng với VCB +2,1% lên 91.600 đồng/CP, TCB +2,2% lên 23.700 đồng/CP, BID +0,9% lên 46.600 đồng/CP, CTG +1,2% lên 20.900 đồng/CP, MBB +1,2% lên 21.150 đồng/CP…

Thêm vào đó, MSN +1,6% lên 57.800 đồng/CP, HPG, MWG, NVL, BVH nhích nhẹ, VHM đã đảo chiều hồi phục và +0,5% lên 84.900 đồng/CP.

Trái lại, GAS đảo chiều giảm nhẹ cùng VIC, trụ cột VNM tiếp tục nới rộng biên độ và -1% xuống 117.000 đồng/CP. Đáng kể, ROS có phiên giảm sàn thứ 3 liên tiếp, lùi về mức giá 18.600 đồng/CP với thanh khoản hạn chế chỉ 63.250 đơn vị được khớp lệnh, trong khi dư bán sàn gần 20,7 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, các cổ phiếu nóng tiếp tục mất điểm như FLC -2,8% xuống mức 4.570 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn HOSE, đạt hơn 8 triệu đơn vị, HQC -3,4% xuống 1.140 đồng/CP, HAI -5,8% xuống 3.060 đồng/CP…, hay FIT, DAH giảm sàn. Trong khi đó,DLG mất sắc tím và chỉ còn +2,9% lên 2.130 đồng/CP, khối lượng khớp 4,96 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, giao dịch diễn ra giằng co và lên xuống quanh mốc tham chiếu.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 31 mã tăng và 46 mã giảm, HNX-Index giảm 0,16 điểm (-0,16%), xuống 102,44 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 14,82 triệu đơn vị, giá trị 129,34 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,45 triệu đơn vị, giá trị 72,58 tỷ đồng.

Trong bộ 3 cổ phiếu trong nhóm ngân hàng trên sàn HNX, SHB tiếp tục là điểm nhấn khi +1,6% lên 6.500 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh vượt trội đạt hơn 4,6 triệu đơn vị. Còn ACB đứng giá tham chiếu và khớp 0,82 triệu đơn vị, NVB -1,1% xuống 9.300 đồng/CP và khớp 778.300 đơn vị.

Các mã bluechip khác giao dịch khởi sắc như PVS +1,7% lên 17.800 đồng/CP, VCG +0,4% lên 26.900 đồng/CP, VCS +1% lên 79.800 đồng/CP… Trong khi đó, DGC vẫn chưa thoát khỏi những ngày u ám khi -3,6% xuống 24.000 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu nhỏ, cặp đôi KLS và ART cũng bị xả bán. Trong đó, KLF giảm sàn về mức giá 1.600 đồng/CP và khớp gần 1,8 triệu đơn vị, còn ART -3,8% xuống 2.500 đồng/CP và khớp hơn 1 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, mặc dù trong phần lớn thời gian UPCoM-Index đều giao dịch trên mốc tham chiếu nhưng chỉ số này đã rung lắc nhẹ về cuối phiên.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index đứng tại mốc tham chiếu 55,8 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 2,73 triệu đơn vị, giá trị 38,87 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 0,75 triệu đơn vị, giá trị 10,33 tỷ đồng.

Cổ phiếu LPB đứng giá tham chiếu và là mã giao dịch sôi động nhất thị trường UPCoM với hơn 0,5 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công.

Trong khi đó, một số mã lớn khác giao dịch thiếu khởi sắc như BSR -1,2% xuống 8.000 đồng/CP, GVR -1,9% xuống 10.300 đồng/CP, MCH -1,4% xuống 72.000 đồng/CP, ACV -2,3% xuống 75.500 đồng/CP…

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục