Phiên sáng 24/10: Nhóm bluechip giúp sức, VN-Index tiến tới chinh phục mốc 990 điểm

(ĐTCK) Nhóm bluechip thiếu động lực đang tạo áp lực lớn trong việc tiến tới chinh phục mốc 990 điểm của VN-Index. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng vẫn chế ngự nhà đầu tư, khiến thanh khoản tiếp tục sụt giảm.
Phiên sáng 24/10: Nhóm bluechip giúp sức, VN-Index tiến tới chinh phục mốc 990 điểm

Trong phiên hôm qua, sau khi bứt lên gần 990 điểm từ sớm nhưng bất thành, VN-Index đã bị đẩy lùi xuống dưới tham chiếu với thanh khoản sụt giảm.

Diễn biến không có nhiều thanh đổi sau giờ nghỉ trưa,, VN-Index lình xình trong biên độ hẹp, nhưng bất ngờ thoát hiểm cuối phiên nhờ lực kéo từ nhóm VN30 trong đợi ATC.

Theo nhận định của KBSV thì VN-Index đã cho phản ứng hồi phục sau khi đã về gần cận dưới của dải Bollinger, đồng thời cũng là điểm tiếp xúc với đường xu hướng tăng kể từ đáy tháng 6. Bên cạnh đó, sự hình thành của cây nến Piercing Line cũng phần nào mở ra cơ hội tăng điểm.

Tuy nhiên, khi theo dõi nhóm cổ phiếu dẫn dắt  như mã ngân hàng và nhóm cổ phiếu kín room ngoại, chúng tôi nhận thấy rủi ro tiếp tục điều chỉnh vẫn đang hiện hữu.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 24/10, diễn biến có phần tương đồng phiên sáng hôm qua, khi VN-Index gần chạm đến 990 điểm thì hụt hơi và bị đẩy xuống dưới tham chiếu, nhưng may mắn hơn, khi chỉ số chỉ chớm đỏ và bật trở lại sau đó, mặc dù vậy, mốc 990 điểm vẫn chưa được chinh phục sau hơn 1 giờ giao dịch.

Chỉ số nhích nhẹ chủ yếu do các bluechip trong rổ VN30 đang có số mã xanh tốt hơn, nhưng mức tăng vẫn còn rất khiêm tốn, trừ phần nào đó là MWG, FPT, PNJ, khi tăng khá.

Trên bảng điện tử, FLC tăng trở lại, và dẫn đầu thanh khoản HOSE, nhưng khối lượng giao dịch không còn vượt trội như những phiên gần đây, với hơn 4,5 triệu đơn vị khớp lệnh.

Đáng chú ý, bám đuổi ngay sau FLC và GTN, khi có hơn 3 triệu cổ phiếu được sang tay, cao nhất trong hơn 7 tháng trở lại đây, và mặc dù mở cửa trong sắc đỏ nhưng đã leo khá cao sau đó.

Ngoài ra, sự tích cực cũng đến từ nhóm khoảng 30 mã đang được giao dịch nhiều nhất sàn thì sắc xanh đang lấn át, và đều là các cổ phiếu có thị giá vừa và nhỏ, điểm trừ chỉ còn ở ROS, VPB, ITA, STB, khi giảm từ sớm.

2 cổ phiếu FTM và YEG đang có diễn biến trái chiều, trong đó FTM bị chốt lời mạnh khi có thời điểm chạm giá sàn, thì YEG có dấu hiệu hồi phục mạnh khi tăng kịch trần từ sớm, sau 2 phiên giảm sâu trước đó.

Nửa sau của phiên, thị trưởng khởi sắc hơn đôi chút, khi cố gắng tìm lại mốc 990 điểm, nhưng với lực cầu dè dặt, chỉ số VN-Index chỉ tạm dừng ở ngay sát mức điểm trên khi kết phiên.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 145 mã tăng và 147 mã giảm, VN-Index tăng 1,99 điểm (+0,2%), lên 989,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 78,12 triệu đơn vị, giá trị 1.632,5 tỷ đồng, giảm 15% về khối lượng và 3% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 7,5 triệu đơn vị, giá trị 198 tỷ đồng.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn, bluechip phân hóa, trong đó, rổ VN30 khá cân bằng với 15 mã tăng và 13 mã giảm.

Các mã tích cực nhất có MWG +2,5% lên 126.300 đồng; FPT +2% lên 57.500 đồng; VRE +1,4% lên 32.700 đồng; GAS +1,1% lên 102.300 đồng; PNJ +1% leen 83.600 đồng; VNM +0,8% lên 133.400 đồng…

Trong khi sắc xanh nhạt tại VCB +0,2%; SAB +0,5%; CTG +0,5%; PLX +0,2%; HPG +0,7%; MBB +0,2%...

Trái lại, gây lực cản là VPB, khi mất 1,6% xuống 21.800 đồng; ROS -2% xuống 25.000 đồng; VHM -0,7% xuống 83.500 đồng và sắc đỏ khác tại MSN, TCB, VJC, NVL...

Giao dịch sôi động nhất nhóm vẫn là ROS với hơn 9,7 triệu đơn vị và cũng là lớn nhất HOSE. Tiếp theo là HPG với hơn 3,22 triệu đơn vị; MBB có hơn 2 triệu đơn vị; các cổ phiếu VPB, FPT, HDB, VRE có từ 0,9 triệu đến 1,3 triệu đơn vị.

Trên bảng điện tử, FLC hạ nhiệt, khi chỉ còn +0,7%, và khớp lệnh gần 5,9 triệu đơn vị. Trong khi đó, GTN tiếp tục hút tiền, +2,8% lên 20.550 đồng, khớp lệnh gần 3,6 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, VRC mặc dù đánh mất sắc tím, nhưng kết phiên vẫn tăng mạnh 6,3% lên 15.950 đồng, khớp lệnh hơn 0,64 triệu đơn vị.

Một số cổ phiếu thị trường khác tích cực còn có ASM, HSG, EVG, HAI, PVD, NLG, DIG…khớp từ 0,57 - 1,73 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, AAA, SCR, TDH, LDG, ITA, FTM…chìm trong sắc đỏ, trong đó, FTM giảm sâu nhất, mất 5,9% xuống 3.510 đồng.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có nhịp tăng tốt ngay khi mở cửa, nhưng sau đó dần đuối sức và về dưới tham chiếu khi kết phiên.

Theo đó, các mã gây tác động lớn đều hạ độ cao như VCS +0,3% lên 87.900 đồng; PVS +1,7% lên 18.200 đồng; SHB +1,5% lên 6.600 đồng; PVI +0,3% lên 32.800 đồng…

Tronh khi đó, cổ phiếu lớn nhất ACB chỉ đứng ở tham chiếu cùng chung với CEO, SHS, MBS, VCG…và các mã nhỏ ART, HUT, SRA.

Trái lại, các cổ phiếu quen thuộc như NVB -1,2% xuống 8.600 đồng; DGC -0,4% xuống 25.900 đồng; MBG -4,8% xuống 38.200 đồng; C69 -5,2% xuống 16.500 đồng; TNG -0,6% xuống 16.000 đồng…

Khớp lệnh cao nhất HNX là NVB với hơn 2,68 triệu đơn vị. Tiếp theo là ART, nhưng chỉ cón 0,83 triệu đơn vị; PVS có 0,63 triệu đơn vị; C69 có hơn nửa triệu đơn vị…

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 35 mã tăng và 59 mã giảm, HNX-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%), xuống 104,13 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,89 triệu đơn vị, giá trị 116,88 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,17 triệu đơn vị, giá trị 12,8 tỷ đồng.

Trên UpCoM, chỉ số giằng co mạnh quanh tham chiếu, đáng chú ý có nhịp giảm khá sâu không lâu sau khi mở cửa, nhưng sau đó đã hồi dần trở lại, mặc dù kết phiên cũng không tránh được sắc đỏ.

Nhóm khoảng 15 cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất đa số tăng, đáng tiếc là BST, LPB, MPC, VEA chỉ đứng tham chiếu.

GVR là cổ phiếu được khớp lệnh lớn nhất với hơn 1,3 triệu đơn vị, tăng khá +56,9% lên 14.300 đồng/cổ phiếu.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,15%), xuống 56,51 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,8 triệu đơn vị, giá trị 67,64 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,47 triệu đơn vị, giá trị 31,5 tỷ đồng.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục