Trong phiên hôm qua, lực bán dâng cao từ sớm và lan tỏa khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, mốc 1.000 điểm có lúc bị đe dọa.
Theo nhận định của TVSI, thì với những chuyển biến tích cực về cuối phiên, thị trường nhiều khả năng sẽ hồi phục trở lại trong những phiên tới. Vùng 1.025-1.045 tiếp tục là mục tiêu gần nhất mà chỉ số hướng đến trong ngắn hạn. Tuy nhiên nếu không có thêm yếu tố mới hỗ trợ, chỉ số khó có thể tiến xa hơn.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 21/3, lực mua kỹ thuật đã kéo VN-Index tăng nhanh và lên trên 1.005 điểm chỉ sau ít phút giao dịch.
Tuy nhiên, sau đó, áp lực bán diễn ra tại một số cổ phiếu lớn đã kéo chỉ số dần thoái lui và thủng tham chiếu sau hơn 1 giờ giao dịch.
Lực bán tuy không mạnh nhưng lại diễn ra trên diện rộng khiến sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện tử, với rổ VN30 đang có số mã giảm gấp 3 lần số mã tăng vào thời điểm 10h30' (22 mã giảm, 6 mã tăng).
Đáng kể trong đó có một số mã cổ phiếu vốn hóa lớn đang quay đầu điều chỉnh là nguyên nhân chính khiến chỉ số đang gặp khó như cặp đôi VIC và VHM. Trong khi giữ cho chỉ số không giảm sâu cũng không còn quá nhiều và đa số cũng chỉ có mức tăng khiêm tốn như GAS, SAB, VNM, VRE…
Biến động mạnh tại rổ VN30 dự kiến có thể sẽ còn tiếp diễn khi hôm nay là ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh kỳ hạn 1 tháng.
Nhóm cổ phiếu thị trường phân hóa mạnh, khi một số nằm sàn như TLD, LMH, PPI, cùng sắc đỏ tại ASM, FTM, DLG, FLC…
Trong khi 2 mã ITA và HQC đang hút người mua nhất với thanh khoản nhất nhì HOSE, trong đó ITA đang tăng mạnh và có thời điểm tăng kịch trần, khớp gần 5,4 triệu đơn vị.
Đáng chú ý là YEG, sau khi mở cửa bị đẩy xuống mức giá sàn (89.100 đồng - phiên giảm sàn thứ 14 liên tiếp sau "sự cố Yotube"), đã bất ngờ nhận lực cầu mạnh, giúp mã quay ngoắt 180 độ, lên thẳng mức trần 102.300 đồng và thanh khoản khớp lệnh tăng vọt với gần 800.000 đơn vị.
Việc YEG bất ngờ nhận được lực cầu mạnh và kéo giá lên mức trần lại tạo thời cơ cho khối ngoại thoát hàng. Trong phiên sáng nay, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 570.000 đơn vị.
Sau khi thủng tham chiếu, lực cầu dè dặt nhập cuộc, giúp chỉ số dần đi lên và tạm nghỉ giờ trưa ở sắc xanh, tuy nhiên thanh khoản suy giảm là tín hiệu mà nhà đầu tư cần chú ý.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 129 mã tăng và 135 mã giảm, VN-Index tăng 0,92 điểm (+0,09%), lên 1.003,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn hơn 84,67 triệu đơn vị, giá trị 1.604,86 tỷ đồng, giảm gần 38% về khối lượng và chỉ bằng 1/2 về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 11,16 triệu đơn vị, giá trị 168,6 tỷ đồng.
Không có quá nhiều sự thay đổi từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, bluechip so với nửa đầu phiên, khi gần như tất cả chỉ biến động trong biên độ hẹp, như VIC -0,2% xuống 120.000 đồng; SAB -0,6% xuống 248.000 đồng; MSN -0,4% xuống 84.700 đồng; CTG -0,22% xuống 22.950 đồng, cùng sắc đỏ tại PLX, VJC, POW, FPT, HDB, ROS…
Ngược lại, tăng điểm có VNM +0,5% lên 139.200 đồng; VCB +0,9% lên 67.300 đồng; GAS +0,6% lên 102.800 đồng; BID +0,8% lên 36.400 đồng; BVH +0,3% lên 97.900 đồng, cùng MBB +0,9%; PNJ +0,5% lên 102.000 đồng và EIB tăng tốt nhất khi +1,2% lên 17.600 đồng.
Khá nhiều mã đứng tham chiếu như VHM, VRE, HPG, TCB,VPB, MWG, STB…
Khớp lệnh cao nhất là MBB với hơn 3,2 triệu đơn vị; ROS có 2,3 triệu đơn vị; CTG có 2 triệu đơn vị; VRE có 1,6 triệu đơn vị. Các mã xếp sau như STB, HPG, VPB, TCB, SBT có từ 0,6 triệu đến gần 1 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thị trường có điểm nhấn thuộc về ITA, khi khớp lệnh cao nhất HOSE với hơn 5,9 triệu đơn vị, và có thời điểm được kéo lên mức giá trần, nhưng kết phiên +5,1% lên 3.310 đồng.
Các mã đáng chú ý khác là sắc tím tại VHG và DPG. Mặc dù VHG có thanh khoản suy yếu với chỉ hơn 170.000 đơn vị khớp lệnh, trong khi DPG lại có phần vượt trội hơn, khi khớp lệnh phiên sáng nay hơn 385.000 đơn vị, bằng cả ngày hôm qua.
TLD đảo chiều từ mức giá sàn lên trên tham chiếu +0,3% lên 6.550 đồng, khớp gần 2,1 triệu đơn vị.
YEG bảo toàn mức giá trần, +6,9% lên 102.300 đồng và khớp lệnh hơn 805.000 đơn vị.
Mặc dù thị trường lình xình, nhưng vẫn có một số cổ phiếu tăng tốt và thu hút dòng tiền khá như SZC +6,5% lên 16.400 đồng; HVH +3,9% lên 23.800 đồng; GTN +3,9% lên 19.850 đồng; DHC +3,3% lên 34.800 đồng; PHR +3% lên 55.600 đồng…
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng đã bật tăng khá tốt ngay khi mở cửa, nhưng sau đó áp lực bán gia tăng đã kéo chỉ số này xuống dưới tham chiếu và đi ngang tại vùng giá thấp đến hết phiên.
Trong khi ACB, SHB, PVI, DBC, HUT, chỉ đứng ở mức tham chiếu, không hỗ trợ được nhiều cho chỉ số thì những mã mất điểm kéo lùi thị trường là VCG -0,4% xuống 28.600 đồng; PVS -0,5% xuống 22.000 đồng; NVB -1,2% xuống 8.500 đồng; TNG -1,7% xuống 22.900 đồng; CEO -0,8% xuống 12.800 đồng.
Le lói sắc xanh đáng kể chỉ còn VCS +0,8% lên 64.200 đồng; VGC +0,5% lên 21.600 đồng; DGC +0,2% lên 42.400 đồng; MBS +1,8% lên 16.900 đồng.
Khớp lệnh ACB và SHB cao nhất sàn với lần lượt 1,26 triệu và 1,1 triệu đơn vị. PVS có 1 triệu đơn vị; HUT và VGC có hơn 0,75 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 36 mã tăng và 65 mã giảm, HNX-Index giảm 0,19 điểm (-0,17%), xuống 109,43 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 14,88 triệu đơn vị, giá trị 178,12 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 2,58 triệu đơn vị, giá trị 83 tỷ đồng.
Trên UpCoM, diễn biến lại có phần tích cực hơn 2 sàn chính, khi chỉ số UpCoM-Index giao dịch trên sắc xanh trong cả phiên.
Gần như 20 mã thanh khoản cao nhất đều tăng như HVN, BSR, VGT, MPC, VGI, CTR, OIL, MIG, VEA… trừ GEG giảm nhẹ, và LPB, VIB đứng tham chiếu.
Đáng chú ý có GVR, khi tăng kịch trần +14,4% lên 12.700 đồng, khớp lệnh cao nhất với hơn 1,22 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,22 điểm (+0,38%), lên 57,23 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 7,78 triệu đơn vị, giá trị 173,95 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 0,35 triệu đơn vị, giá trị 9,77 tỷ đồng.