Trong phiên hôm qua, chỉ có dòng tiền thận trọng tham gia thị trường, trong khi áp lực bán tập trung vào các bluechip khiến thị trường giằng co và mất điểm.
Trong phiên chiều, lực bán ồ ạt đã được tung vào thị trường, đẩy các chỉ số chính lao dốc. VN-Index nhanh chóng để mất mốc 945 điểm khi đóng cửa.
Theo nhận định của MBS thì thị trường trong tuần này có thể có nhiều xáo trộn khi các quỹ ETF giao dịch mạnh. Vì vậy, VN-Index sẽ vất vả trong việc giữ được vùng tích lũy.
Khả năng thị trường sẽ điều chỉnh về đường MA50 ngày hoặc vùng 932-935 điểm, khi đó vùng hỗ trợ sẽ là một khoảng rộng có thể từ 932 điểm-960 điểm.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 18/12, chịu sự ảnh hưởng tiêu cực của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đêm qua như Phố Wall, với cả 2 chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite đều mất hơn 2%, cùng với đó là các thị trường châu Á sáng nay cũng đồng loạt đi xuống đã khiến áp lực bán tại thị trường trong nước ngay lập tức hiện diện và khá dứt khoát trên diện rộng, VN-Index theo đó lao dốc và thủng ngưỡng 920 điểm khi mở cửa.
Sau đó, chỉ số dần phục hồi, thậm chí đã trở lại gần mốc 930 điểm nhờ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thu hẹp đà giảm như VIC, VHM, VNM, GAS, SAB…thậm chí một số còn có thời điểm xanh trở lại như VCB, BID.
Tuy nhiên, chừng đó dường như là chưa đủ, khi mà sắc đỏ vẫn đang lấn át trên bảng điện tử, với hơn 200 mã giảm, gấp hơn 3 lần số mã tăng, cùng lực bán quay trở lại đã một lần nữa đẩy chỉ số lui dần, nhưng lần này lực bán không còn quá mạnh và chỉ khiến VN-Index bị đẩy về ngưỡng quanh 925 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.
Không có diễn biến nào bất ngờ trong nửa phiên sau, lực bán nhẹ tiếp diễn và VN-Index tiếp tục lùi dần về ngưỡng quanh 920 điểm và đi ngang cho đến hết phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 55 mã tăng và 220 mã giảm, VN-Index giảm 11,58 điểm (-1,24%), xuống 922,07 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 98,7 triệu đơn vị, giá trị 2.336,32 tỷ đồng, giảm hơn 12% về khối lượng, nhưng tăng gần 20% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 10,94 triệu đơn vị, giá trị 582 tỷ đồng.
Top 30 mã cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HOSE chỉ còn duy nhất 2 mã tăng là VCB +0,4% lên 55.000 đồng và BID +0, Còn lại đều chìm trong sắc đỏ.
Trong đó, giảm sâu có HPG -3,7% xuống 31.200 đồng; BVH -3,7% xuống 95.000 đồng; PNJ -3,7% xuống 95.800 đồng; ROS -2,5% xuống 35.050 đồng; TPB -2,4% xuống 20.250 đồng; FPT -2,3% xuống 42.000 đồng; VPB -2,1% xuống 20.550 đồng; NVL -2,1% xuống 64.900 đồng; VJC -2% xuống 124.000 đồng; VRE -1,9% xuống 31.400 đồng…
Các mã khác như VIC -1,5%; VHM -1,2%; VNM -1,5%; GAS -1,3%; SAB -0,5%; TCB -1%; MSN -1,1%...
Rổ 30VN tăng điểm ngoài BID, VCB thì chỉ còn có thêm DPM +0,2% lên 21.000 đồng và CTD +0,4% lên 160.800 đồng. Phần còn lại cũng không thoát khỏi đà giảm.
Khớp lệnh cao nhất là MBB với gần 5 triệu đơn vị, mã này may mắn chỉ giảm nhẹ 0,7% xuống 21.100 đồng; HPG có 4,66 triệu đơn vị; STB có 3,46 triệu đơn vị; VPB và CTG có hơn 2,2 triệu đơn vị; HSG và SS có lần lượt 1,3 và 1,1 triệu đơn vị được khớp.
Nhóm cổ phiếu nhỏ gần như toàn bộ đều mất điểm, sắc xanh le lói có tại QCG, SHI, VOS, trong đó, khớp lệnh QCG cao nhất với hơn 1,7 triệu đơn vị; SHI có 0,83 triệu đơn vị và VOS có gần nửa triệu đơn vị.
Thanh khoản cao nhất sàn là ITA với hơn 6,63 triệu đơn vị, nhưng mã này đã bị đẩy về tham chiếu khi kết phiên tại 3.250 đồng/cổ phiếu.
Trên sàn HNX, diễn biến tương đồng, khi sự tiêu cực ảnh hưởng lên toàn bộ các nhóm ngành cổ phiếu, chỉ số HNX-Index cũng bị đẩy xuống từ sớm và mặc dù có cố gắng trở lại vào giữa phiên, nhưng nỗ lực bất thành cũng đã kéo chỉ số trở lại vào cuối phiên.
Tăng điểm trên sàn chỉ còn vài mã đáng kể như HUT +2,4% lên 4.300 đồng; PVI +1% lên 32.300 đồng; PHP +0,9% lên 11.500 đồng…
Trong khi đó, ACB -1% xuống 29.300 đồng; SHB -1,3% xuống 7.400 đồng; NVB -2% xuống 9.800 đồng; VCS -1,5% xuống 74.000 đồng; PVS -2,5% xuống 19.300 đồng; VGC -1,7% xuống 17.100 đồng; CEO -2,1% xuống 13.600 đồng; SHS -2,1% xuống 13.500 đồng; MBS -0,7% xuống 14.600 đồng.
Khớp lệnh cao nhất là SHB với hơn 3,17 triệu đơn vị; PVS có 2,84 triệu đơn vị; ART có 1,64 triệu đơn vị; ACB có 1,57 triệu đơn vị; VGC có 1,53 triệu đơn vị; VCG đứng tham chiếu và có 1,5 triệu đơn vị…
Tân binh DDG giao dịch phiên đầu tiên với giá tham chiếu 11.800 đồng đã tăng kịch trần +29,7% lên 15.300 đồng, khớp lệnh đạt gần 220.000 đơn vị.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 30 mã tăng và 75 mã giảm, HNX-Index giảm 1,17 điểm (-1,11%), xuống 103,84 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 21,16 triệu đơn vị, giá trị 295,83 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 6,5 triệu đơn vị, giá trị 93,9 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng lao mạnh khi mở cửa, sau đó cũng có nhịp hồi nhẹ như 2 sàn chính, nhưng cuối cùng cũng bị đẩy lui và tạm nghỉ ở mức điểm thấp nhất phiên.
Các mã vốn hóa lớn, thanh khoản tốt nhất trên sàn đều suy yếu, chìm trong sắc đỏ với những cái tên quen thuộc như BSR, POW, OIL, LPB, VIB, HVN, ACV, QNS, VGT, VEA, MPC, VGI, MSR…
Một vài mã có thể nhìn thấy xanh là VCP, VEF, và sắc tím tại MH3,CDO, HPI, TCI…
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,45 điểm (-0,85%), xuống 52,39 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5,77 triệu đơn vị, giá trị 113,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 175.000 đơn vị, giá trị 4,8 tỷ đồng.