Kể từ đầu tuần, giao dịch thị trường nhìn chung là tích cực, VN-Index đã liên tiếp vượt qua các đỉnh cao nhiều năm, thanh khoản thị trường cũng duy trì khá tốt.
Trong phiên hôm qua, khi đang nỗ lực chinh phục mốc 680 điểm, VN-Index đã bị hụt chân và đóng cửa trong sắc đỏ.
Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 1,6 điểm (+0,24%) lên 668,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,4 triệu đơn vị, giá trị hơn 130 tỷ đồng. Thanh khoản tăng cao chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận của 1 triệu cổ phiếu MSN, giá trị 72 tỷ đồng.
Giúp chỉ số sớm tăng điểm và duy trì được sắc xanh là nhóm ngân hàng. Ngoại trừ BID đang giảm nhẹ, MBB đứng giá tham chiếu, các mã còn lại đều tăng điểm.
VCB và STB cùng tăng 500 đồng, song STB có giao dịch trội hơn hẳn khi đang là một trong số ít mã có thanh khoản cao nhất thị trường. STB khớp được 1,4 triệu đơn vị sau gần 1 giờ giao dịch.
Ngoài ra, hỗ trợ cho VN-Index còn có một số mã bluechips khác như BVH, REE, HCM, KDC, CII…
Ngược lại, lực cản đến từ các mã giảm điểm là HPG, HSG, SSI, PVD, PVT…trong đó, HPG và HSG đang chịu áp lực chốt lời khá mạnh nên giảm tương ứng 300 đồng và 600 đồng.
Đối với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sức ép cũng đang hiện hữu dù không thực sự mạnh, song do tâm lý thận trọng khiến sức cầu ở nhóm này trở nên yếu ớt và đa phần giao dịch dưới mốc tham chiếu.
Chỉ có 4 mã HQC, DLG FLC và ITA là có thanh khoản cao hơn phần còn lại, nhưng cũng không có mã nào tăng điểm. Dẫn đầu là ITA với hơn 2,6 triệu đơn vị được khớp.
Trái với VN-Index, chỉ số HNX-Index đã giảm điểm ngay từ đầu phiên khi sức cầu yếu ớt, cho dù nhóm cổ phiếu bluechips giao dịch không đến nỗi nào.
Ngoại trừ DBC đang giảm mạnh 700 đồng, các mã PVC, PGS, HUT, BVS, BCC chỉ giảm nhẹ.
Ngược lại, LAS, NTP, PVB, VND…, nhất là SCR và VCG đang giao dịch khá tích cực. Cả 2 mã này khớp lần lượt 1,4 triệu và 1,2 triệu đơn vị và tăng điểm nhẹ, cũng là 2 mã duy nhất trên sàn HOSE có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị.
Áp lực bán đã được tăng dần về cuối phiên. Dù không thực sự mạnh, nhưng do sức cầu yếu nên trụ đỡ ngân hàng cũng như các bluechips khác đã yếu đà trước áp lực này. Do đó, các chỉ số đều nới rộng đà giảm, trong đó VN-Index đã mất mốc hỗ trợ 665 điểm.
Kết thúc phiên sáng, với 116 mã giảm và 60 mã tăng, VN-Index giảm 2,73 (-0,41%) xuống 663,96 điểm. Tuy nhiên, VN30-Index vẫn tăng 0,82 (+0,13%) lên 651,96 điểm với 12 mã giảm và 7 mã tăng.
Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 77,57 triệu đơn vị, giá trị 1.463,69 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,2 triệu đơn vị, giá trị 106,76 tỷ đồng, đáng chú ý vẫn là thỏa thuận của MSN với 1 triệu đơn vị, giá trị 72 tỷ đồng.
Tương tự, với 109 mã giảm và 44 mã tăng, HNX-Index giảm 0,84 điểm (-0,96%) xuống 85,85 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 1 điểm (-0,63%) xuống 156,3 điểm với 4 mã tăng và 15 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 31,2 triệu cổ phiếu, giá trị 428,25 tỷ đồng. Trong đó giao dịch đóng góp khiêm tốn 9,53 tỷ đồng.
Áp lực bán khiến nhóm cổ phiếu bluechips không còn đủ mạnh để nâng đỡ chỉ số. Trụ đỡ ngân hàng chỉ còn CTG, EIB và STB duy trì được đà tăng. STB tăng 600 đồng lên 12.100 đồng/CP và khớp 3,1 triệu đơn vị.
Trong khi đó, GAS, VCB, BID, SSI, PVD… đều nới rộng đà giảm, còn VIC, VNM, MSN lùi về tham chiếu.
SSI giảm 300 đồng về 23.300 đồng/CP và khớp 2,27 triệu đơn vị. HSG và HPG giảm tương ứng 1.100 đồng và 300 đồng, khớp lệnh 1,8 triệu và 2,4 triệu đơn vị. Trong khi TLH vẫn tăng nhẹ 1 bước giá và khớp 1,2 triệu đơn vị.
Dòng tiền vào thị trường đã hạn chế nhiều, song vẫn tập trung tại một số mã có tính đầu cơ như ITA, DLG, FIT, HQC, HAG, VHG…, trong đó DLG dẫn đầu thanh khoản với 3,6 triệu đơn vị được khớp và đứng giá tham chiếu 8.000 đồng/CP.
Trên sàn HNX, cũng chỉ còn VCG, LAS, NDN, SD6 là tăng điểm, trong khi hầu hết các bluechips khác như HUT, NTP, ACB… hay nhóm dầu khi đều giảm điểm.
VCG tăng 100 đồng lên 16.200 đồng/CP và khớp 2,5 triệu đơn vị. HUT giảm 300 đồng xuống 11.400 đồng/CP và khớp 1,2 triệu đơn vị.
SCR khớp lệnh mạnh nhất sàn với 3,2 triệu đơn vị, song đã lùi về tham chiếu 10.500 đồng/CP.
Nhóm khoáng sản với KSA, HKB và KHB đều khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị. KSA đo sàn ở mức giá 2.500 đồng/CP, thì KHB lại tăng trần ở mức giá 2.000 đồng/CP, còn HKB giảm 2.800 đồng xuống 30.100 đồng/CP.