Cụ thể, VN-Index mất 1,28 điểm (-0,22%) xuống 583,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 68,6 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1.233,24 tỷ đồng. VN-Index giảm 3,05 điểm xuống 659,69 điểm, chỉ với 4 mã tăng, và có đến 19 mã giảm điểm.
Trên HNX, chốt phiên, HNX-Index giảm 0,35 điểm (-0,43%) xuống 82,28 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 45,3 triệu đơn vị, trị giá 416,77 tỷ đồng. HNX30-Index giảm 0,64 điểm, về mốc 164,19 điểm.
Giúp giảm bớt đà rơi của VN-Index là hai má phanh GAS và MSN. Trong nhóm vốn hóa lớn, có lẽ đây là 2 duy nhất còn duy trì đà tăng, với mức tăng tương ứng 0,6% và 1,5%, trong khi hầu hết các mã khác đều giảm giá, như VCB giảm 0,32%; VNM giảm 0,7%; MBB giảm 1,28%; PGD giảm 2,83%...; VIC, PPC; BVH đứng giá.
Ngoài ra, mức tăng cùng 500 đồng/cp từ PVD và HSG cũng là yếu tố hỗ trợ giúp VN-Index không giảm sâu.
Về thanh khoản, nhóm bất động sản vẫn chiếm vị trí thủ lĩnh với 3 mã dẫn đầu là ITA, FLC và HAG, với khối lượng khớp được lần lượt là 4,23; 3,66 và 2,89 triệu đơn vị, mặc dù so với các phiên giao dịch trước, thanh khoản đã giảm đi.
Điểm đáng chú ý là, trái với diễn biến đỏ trong giao dịch khớp lệnh, thì diễn biến giao dịch thỏa thuận lại khá hưng phấn, với hầu hết các lệnh chốt được đều đạt giá trần, trong đó có FPT, VNM, REE… Tổng giá trị thỏa thuận đạt 173,52 tỷ đồng.
Cùng với nhịp điệu tím này, còn có nhóm cổ phiếu smallcap như CCL, CMV, NVN, DTC, PPI…
Đối với HNX, SHB vẫn là lực đỡ chính khi còn duy trì được sắc xanh. VND, VCG, SCR, PVS đều quay đầu giảm điểm. Đặc biệt, đà giảm của ACB là yếu tố khiến HNX không duy trì được sắc xanh, bất chấp thông tin ngân hàng này sẽ mua lại 33,8 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ.
PVX duy trì đà tăng với 8,3 triệu đơn vị được giao dịch, trong khi SHN về tham chiếu.
Nhà đầu tư nước ngoài mua tiếp tục xu hướng mua ròng. Cụ thể, họ mua vào 82 mã với khối lượng 3,3 triệu đơn vị trên HOSE và 55 mã với khối lượng 813.500 đơn vị trên HNX, đồng thời bán ra 16 mã với khối lượng gần 80.000 đơn vị.