Phiên đầu tuần: Bắt đáy cuối phiên

(ĐTCK) Lực bắt đáy cuối phiên dù không quá lớn, cũng đủ sức giúp thị trường đảo chiều đi lên với sắc xanh bao phủ cả 2 bảng điện tử.
Phiên đầu tuần: Bắt đáy cuối phiên

>> Chứng khoán tuần mới: Trầm lắng trở lại

 

Phiên chiều: Đồng loạt đảo chiều

Khác hẳn phiên sáng, phiên chiều thị trường giao dịch sôi động cùng việc tăng điểm của hàng loạt cổ phiếu, giúp cột chỉ số trên cả hai sàn duy trì sắc xanh đến hết phiên.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/9, chỉ số VN-Index tăng 1,9 điểm (0,4%) lên 479,09 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 44,33 triệu đơn vị, tương đương giá trị 724,25 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 6 triệu đơn vị, trị giá 200 tỷ đồng.

Toàn sàn có 145 mã tăng, 68 mã giảm và 60 mã đứng giá.

Trong nhóm VN30, có 20 mã tăng, 6 mã giảm và 4 mã đứng giá, chỉ số VN30-Index tăng 2,68 điểm (+0,5%), lên 540,25 điểm.

  Phiên đầu tuần: Bắt đáy cuối phiên ảnh 1

Trong nhóm VN30, ngoài IJC và PVF tăng trần trong phiên sáng, 3 mã khác cũng đạt mức tăng trần là PVT (sẽ chính thức thay thế cổ phiếu PVF từ ngày mai trong rổ VN30), OGC và SJS với khối lượng dư mua trần và gần như trắng lệnh ở bên bán.

Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VIC và GAS cùng tăng 500 đồng; VNM giảm 1.000 đồng; MSN giảm 500 đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, STB giảm mạnh 500 đồng (2,76%), tiếp đến VCB cũng giảm 200 đồng/cp; MBB đứng giá, trong khi EIB và CTG cùng tăng 100 đồng/

Cùng với đà tăng về giá, thanh khoản trên sàn cũng được cải thiện rõ rệt, PVT và PVF vẫn là 2 mã khớp được khối lượng lớn nhất, đạt lần lượt 3,7 triệu và gần 3 triệu đơn vị.

Cặp cổ phiếu ITA và KBC đều tăng giao động từ 100-200 đồng/cp với lượng dư bán trần, trong đó thanh khoản của KBC hạn chế thì ITA khớp được 2,56 triệu cổ phiếu, đứng thứ 3 toàn sàn về thanh khoản.

  Phiên đầu tuần: Bắt đáy cuối phiên ảnh 2

FLC cũng khớp được 1,83 triệu cổ phiếu, hiện đang giao dịch quanh mức giá 4.700 đồng, tăng 200 đồng so với phiên trước.

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 75 mã với tổng khối lượng đạt 1,34 triệu đơn vị. Trong đó, họ mua vào nhiều nhất là cổ phiếu HPG đạt 161.900 đơn vị.

Trên HNX, sắc xanh cũng trụ vững trong suốt phiên chiều. Kết thúc phiên, chỉ số HNX-Index tăng 0,45 điểm (+0,77%), lên 59,63 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 21,1 triệu đơn vị, tương đương 165,34 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1,6 triệu cổ phiếu, trị giá 13,37 tỷ đồng.

Trong nhóm HNX30, có 20 mã tăng, 3 mã giảm và 4 mã đứng giá, trong đó có 4 mã tăng trần là TH1, VCG, PV2, PVL giúp chỉ số  HNX30-Index tăng 1,34 điểm, lên 109,97 điểm.

  Phiên đầu tuần: Bắt đáy cuối phiên ảnh 3

Ngoài ACB và SHB vẫn giảm 100 đồng, hầu hết nhóm cổ phiếu dẫn dắt trên HNX đều tăng trong phiên chiều. Cụ thể, KLS, VND tăng 200 đồng; SCR tăng 300 đồng, SHS, PVX tăng 100 đồng.

3 mã có khối lượng giao dịch lớn nhất trên HNX là SHB (2,91 triệu); SCR (2,33 triệu) và VCG đạt 2 triệu đơn vị.

Khối ngoại mua vào 34 mã với khối lượng đạt gần 950.000 đơn vị, trong đó họ mua vào nhiều nhất là cổ phiếu SHB đạt 504.000 đơn vị, đồng thời bán ra 20 mã với khối lượng 332.500 cổ phiếu. AAA là mã bị khối khoái bán ra mạnh nhất với 100.000 đơn vị.

  Phiên đầu tuần: Bắt đáy cuối phiên ảnh 4

Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này tăng 2,36 điểm lên mức 477,01 điểm (0,50%). Trong đó có 33 mã tăng giá, 10 mã giảm và 7 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như VCG (9,3%), OGC (7,0%), HVG (6,7%), HPG (6,1%) và IJC (5,4%). Giảm mạnh nhất là các mã như NLG (-3,6%), STB (-2,8%), SHB (-1,5%), VCF (-1,2%) và CII (-1,2%).

 

Phiên sáng: ETFs đã sai lầm?

Dù xu hướng thị trường vẫn lình xình đúng như nhận định của các CTCK và thanh khoản thị trường sụt giảm sau tuần đảo danh mục của các quỹ ETFs. Tuy nhiên, điểm đặc biệt trong phiên giao dịch sáng đầu tuần là các mã bị ETFs loại ra khỏi danh mục, hoặc giảm tỷ trọng trong danh mục và đẩy mạnh bán ra với giá thấp trong tuần trước như VCG, PVF, IJC lại tăng trần với lượng mua lớn, trong khi các mã được các quỹ này đưa vào danh mục như DRC, SHB đã quay đầu giảm mạnh. Xét về mục tiêu dài hạn, chưa thể nói trước được điều gì, tuy nhiên, xét trong ngắn hạn, dường như các quỹ ETFs đã chịu tổn thất nhất định.

Hôm nay cũng là ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu PVF trước khi hủy niêm yết để tiến hành phương án hợp nhất với WesternBank để hình thành Ngân hàng PVcombank.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 0,4 điểm (-0,08%) xuống 476,79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,4 triệu đơn vị, trị giá 28,17 tỷ đồng.

Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, thị trường tiếp tục đà giảm khi các trụ đỡ chính đều giao dịch ảm đạm. Cụ thể, VNM giảm 1.000 đồng; MSN giảm 500 đồng; VCB giảm 200 đồng; GAS đứng giá, trong khi VIC chưa có giao dịch.

  Phiên đầu tuần: Bắt đáy cuối phiên ảnh 5

PVF và IJC tăng trần với khối lượng dư mua trần lần lượt là 450.000 và 238.000 đơn vị, trong khi bên bán gần như trắng lệnh. Trong phiên giao dịch cuối cùng trước khi hủy niêm yết, thanh khoản của cổ phiếu PVF vẫn đạt mức tốt, đến thời điểm hiện tại cổ phiếu này đã khớp được gần 1,9 triệu đơn vị.

Đến 9h30, VN-Index giảm 1,61 điểm, xuống 475,58 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 6,56 triệu đơn vị, tương đương giá trị 88,82 tỷ đồng.

Trong số gần 90 tỷ đồng giá trị giao dịch trên sàn thì gần một nữa đạt được từ giao dịch thỏa thuận của 2 mã. Cụ thể, DSN thỏa thuận 400.000 đơn vị , trị giá 25,6 tỷ đồng và HAG thỏa thuận gần 740.000 đơn vị, trị giá 14,6 tỷ đồng.

Đến 9h40, GAS bật tăng, với mức tăng 500 đồng, cùng VIC tăng 1.000 đồng giúp HOSE lấy lại được sắc xanh nhẹ 0,15 điểm, VN-Index lên mốc 477,34 điểm.

Trên sàn HNX, sắc xanh xuất hiện ngay từ lúc mở cửa phiên giao dịch, tuy nhiên đà giảm nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Đến 9h35, chỉ số HNX-Index đứng ở mốc 59,03 điểm, giảm 0,14 điểm (-0,24%), tổng khối lượng giao dịch đạt 3,37 triệu đơn vị, tương đương giá trị 28,65 tỷ đồng.

Những mã dẫn dắt trên sàn hầu hết đầu giảm điểm. Cụ thể, ACB, KLS, SCR, VND đều giảm 100 đồng; SHB giảm 300 đồng.

  Phiên đầu tuần: Bắt đáy cuối phiên ảnh 6

TH1 và PV2 tăng trần, tuy nhiên thanh khoản cũng ở mức rất thấp, TH1 mới khớp được 1.000 đơn vị, PV2 khớp được 400 đơn vị.

Thanh khoản tốt nhất trên sàn HNX là VCG, đạt 942.500 đơn vị, hiện cổ phiếu này đang giao dịch tại mức giá 8.100 đồng/cp, tăng 600 đồng so với kết thúc phiên cuối tuần trước.

Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, VN-Index đứng ở mốc 475,79 điểm, giảm 1,4 điểm (-0,29%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 20,4 triệu đơn vị, tương đương giá trị 366,2 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 2,8 triệu đơn vị, giá trị 147,19 tỷ đồng.

Cả sàn có 81 mã tăng, 81 mã giảm, 67 mã đứng giá.

Với 12 mã tăng, 2 mã đứng giá, 16 mã giảm điểm, chỉ số VN30-Index đứng ở mức 535,39 điểm, giảm 2,18 điểm (-0,41%).

IJC và PVF duy trì tăng trần đến hết phiên.

GAS sau khi bật tăng 500 đồng cũng quay về giao dịch quanh mốc tham chiếu.

  Phiên đầu tuần: Bắt đáy cuối phiên ảnh 7

Ngoài DSN và HAR đạt khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn ngay đầu phiên, 3 mã FPT, VIC, VNM cũng có lượng thỏa thuận lớn, lần lượt đạt giá trị 23 tỷ đồng; 54,3 tỷ đồng và 29,2 tỷ đồng.

3 mã có khối lượng giao dịch lớn nhất sàn HOSE là PVF (2,53 triệu); PVT (1,94 triệu) và HAR đạt 1,54 triệu đơn vị.

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 52 mã, với tổng khối lượng đạt 644.620 đơn vị. Trong đó, cổ phiếu FCN được mua nhiều nhất, đạt 80.000 đơn vị.

Trong khi HOSE không giữ được sắc xanh đến hết phiên thì HNX lại có cú lội ngược dòng, tăng nhẹ kho kết thúc phiên sáng. Theo đó, chỉ số HNX-Index tăng 0,02 điểm (+0,03%) lên 59,19 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 11,18 triệu đơn vị, trị giá 93,14 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1 triệu đơn vị, trị giá 9,34 tỷ đồng.

Trong nhóm HNX30, có 6 mã tăng điểm, 9 mã giảm, 10 mã đứng giá, chỉ số HNX30-Index giảm 0,48 điểm (-0,44%), xuống 108,16 điểm.

Sau một tuần chịu áp lực bán của quỹ ETF, cổ phiếu VCG có phiên giao dịch tăng mạnh trở lại và đạt tăng trần vào cuối phiên, với khối lượng dư mua trần 16.500 đơn vị, hầu như không còn lệnh từ bên bán, khối lượng khớp được đạt 2 triệu đơn vị.

Ngoài ACB quay về mốc tham chiếu, còn hầu hết các mã dẫn dắt trên sàn HNX đều không có nhiều thay đổi so với lúc mở cửa phiên giao dịch.

Sau VCG, cổ phiếu SHB cũng đạt khối lượng giao dịch trên 2 triệu đơn vị. Ngoài 2 mã này, trên HOSE không còn mã nào đạt khối lượng 1 triệu đơn vị.

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 24 mã với tổng khối lượng 873.610 cổ phiếu; trong đó, họ mua vào nhiều nhất là SHB đạt 477.200 đơn vị. Đồng thời bán ra 15 mã với tổng khối lượng 189.100 cổ phiếu.

PVX cũng là mã bị khối ngoại bán ra mạnh nhất, đạt 80.000 đơn vị.

  Phiên đầu tuần: Bắt đáy cuối phiên ảnh 8

Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này giảm 2,98 điểm  xuống còn 471,67 điểm (-0,63%). Trong đó có 15 mã tăng giá, 22 mã giảm và 13 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như VCG (9,3%), IJC (5,4%), HVG (5,1%), PVF (5,0%) và OGC (2,3%). Giảm mạnh nhất là các mã như VCF (-4,8%), SHB (-2,9%), STB (-2,8%), HAG (-2,0%) và ITA (-1,8%).    

 

T. Huyền
T. Huyền

Tin cùng chuyên mục