Mặc dù có chút thận trọng đầu phiên khiến thị trường giao dịch lình xình nhưng trong nửa cuối phiên, dòng tiền cải thiện đã giúp VN-Index nới rộng biên độ. Tuy vậy, thiếu sự đồng thuận của họ nhà Vingroup khiến thị trường chưa bứt cao, chỉ số VN-Index chỉ tăng hơn 3 điểm trong phiên giao dịch sáng đầu tuần 9/12.
Bước sang phiên chiều, sau 30 phút giao dịch lặng sóng, áp lực bán bất ngờ gia tăng đã đẩy thị trường cắm đầu đi xuống và thủng mốc tham chiếu. Tuy nhiên, sự hồi phục của một số bluechip cùng lực cầu gia tăng đã tiếp sức giúp thị trường khởi sắc trở lại và chỉ số VN-Index lấy lại mốc 965 điểm.
Đóng cửa, với 187 mã tăng và 150 mã giảm, VN-Index tăng 2,5 điểm (+0,26%) lên 966,06 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 273,26 triệu đơn vị, giá trị 4.919,84 tỷ đồng, tăng mạnh 59,53% về khối lượng và 27,52% về giá trị so với phiên 6/12.
Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 90triệu đơn vị, giá trị hơn 1.865,58 tỷ đồng, trong đó TPB thỏa thuận hơn 7,3 triệu đơn vị, giá trị 158,58 tỷ đồng; ROS thỏa thuận 10,5 triệu đơn vị, giá trị 274,25 tỷ đồng; GEX thỏa thuận 13,8 triệu đơn vị, giá trị 276,5 tỷ đồng; HNG thỏa thuận hơn 8 triệu đơn vị, giá trị 119,62 tỷ đồng; EIB thỏa thuận 9,14 triệu đơn vị, giá trị 155,38 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục phân hóa với VCB +0,4% lên 85.200 đồng/CP, BID +0,9% lên 40.000 đồng/CP, HDB +0,7% lên 28.000 đồng/CP, trong khi đó TCB -1,5% xuống 22.800 đồng/CP, MBB -1,8% xuống 21.450 đồng/CP, CTG -0,7% xuống 20.150 đồng/CP, EIB, STB, VPB cũng giảm nhẹ.
Các trụ khác đóng vai trò hỗ trợ thị trường như VNM +1,5% lên 118.100 đồng/CP, GAS +1,8% lên mức cao nhất ngày 99.800 đồng/CP, SAB +1,2% lên 235.800 đồng/CP, HPG +1,5% lên 24.200 đồng/CP…
Ở chiều ngược lại, đáng kể là MSN. Cùng với lực bán trong nước và nước ngoài, cổ phiếu MSN tiếp tục nới rộng biên độ khi để mất 3,2%, xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua, tại mức giá 60.500 đồng/CP. Khối lượng khớp lệnh của MSN đạt 1,42 triệu đơn vị và khối ngoại bán ròng hơn 0,54 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, ROS giữ mức giá 24.500 đồng/CP, giảm 2% với thanh khoản vươn lên vị trí dẫn đầu, đạt 27,54 triệu đơn vị được khớp lệnh thành công.
Điểm sáng trong phiên hôm nay là nhóm cổ phiếu thị trường. Dòng tiền đầu cơ hoạt động khá tích cực đã tiếp sức giúp nhiều mã khởi sắc. Bên cạnh các mã HAI, TSC, FIT, HCD tiếp tục tăng trần và trong phiên chiều có thêm AMD, cổ phiếu đáng chú ý nhất chính là TTB.
Sau chuỗi ngày dài lao dốc, trong đó có 10 phiên giảm sàn liên tiếp, cổ phiếu TTB đã có phiên bùng nổ hôm nay nhờ lực cầu tăng vọt. Hiện TTB tăng trần lên mức giá 5.460 đồng/CP với khối lượng khớp hơn 14,7 triệu đơn vị và dư mua trần gần 0,24 triệu đơn vị.
Ngoài ra, nhiều mã vừa và nhỏ khác cũng tăng khá tốt như HSG +4,6% lên 8.400 đồng/CP, FLC +0,7% lên 4.580 đồng/CP, DLG +2% lên 1.510 đồng/CP, HNG +2,1% lên 14.800 đồng/CP, HAG +3,8% lên 3.860 đồng/CP…
Trên sàn HNX, sau phút le lói sắc xanh ngay khi bước vào phiên chiều, áp lực bán nhanh chóng khiến thị trường thoái lui.
Đóng cửa, với 29 mã tăng và 34 mã giảm, HNX-Index giảm 0,14 điểm (-0,13%) xuống 102,36 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 19,23 triệu đơn vị, giá trị 219,35 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,34 triệu đơn vị, giá trị hơn 37 tỷ đồng.
Ngoại trừ cổ phiếu lớn GAS nới rộng biên độ, còn lại các mã khác trong nhóm cổ phiếu dầu khí có phần kém khởi sắc hơn như PVS, PVB lùi về mốc tham chiếu, PVC -1,4% xuống 7.100 đồng/CP, hay các mã khác trên sàn HNX như PLX, PVD cũng đảo chiều giảm.
Trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất, đáng chú ý là VCS đảo chiều bật tăng mạnh +2,1% lên mức cao nhất ngày 79.500 đồng/CP, còn lại chủ yếu biến động lình xình quanh mốc tham chiếu.
Cổ phiếu NVB vẫn là mã giao dịch tốt nhất sàn HNX, đạt 4,37 triệu đơn vị và kết phiên giữ mức giá 9.200 đồng/CP, tăng 2,2%. Tiếp theo đó, các mã HUT, SHB và PVS có khối lượng khớp trong khoảng 1-1,5 triệu đơn vị và cùng đóng cửa tại mốc tham chiếu.
Tương tự, trên UPCoM cũng le lói sắc xanh ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều những cũng đã bị đẩy lùi trở lại ngay sau đó.
Đóng cửa, với 27 mã tăng và 27 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,14 điểm (-0,2%) xuống 55,79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,29 triệu đơn vị, giá trị 70,81 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 1 triệu đơn vị, giá trị hơn 37,78 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR vẫn dẫn đầu thanh khoản trên UPCoM với khối lượng giao dịch đạt 826.000 đơn vị và kết phiên đứng tại mốc tham chiếu 9.100 đồng/CP.
Trong khi đó, một số mã lớn giao dịch thiếu tích cực, đã tạo sức ép lên thị trường như GVR -0,8% xuống 12.400 đồng/CP, VGI -0,8% xuống 24.800 đồng/CP, MCH -3,65% xuống 74.000 đồng/CP, VTP -1,5% xuống 117.900 đồng/CP…
Đáng chú ý, thành viên mới lên thị trường là MML cũng có phiên giảm khá sâu khi để mất 12,6% xuống mức giá 69.900 đồng/CP.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng đều giảm, trong đó mã có thời gian đáo hạn gần nhất là VN30F1912 với mức giảm 0,62% về mức 879,2 điểm, với 65.351 hợp đồng được giao dịch, khối lượng mở 17.144 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, khá cân bằng với 22 mã giảm và 20 mã tăng. Trong đó, mã có thanh khoản tốt nhất là CVNM1901 với lượng khớp khớp 564.580 đơn vị, CHPG1902 với 376.598 đơn vị, cả 2 cùng đóng cửa tại mức giá sàn 10 đồng/CQ.