Những ảnh hưởng từ chứng khoán thế giới đã tác động khá mạnh khiến thị trường trong nước lao dốc ngay từ đầu phiên, VN-Index bị đẩy xuống mốc 958 điểm. Tuy nhiên, trái với diễn biến chung không mấy tích cực từ thị trường, nhóm cổ phiếu dầu khí đã giao dịch khởi sắc theo đà tăng của giá dầu thế giới sau vụ Mỹ không kích giết tướng Iran. Đây cũng là nhân tố chính giúp thị trường cân bằng hơn trong nửa cuối phiên sáng.
Thị trường đã có dấu hiệu hồi dần và thu hẹp đà giảm điểm đáng kể nhờ sự hỗ trợ tích cực từ nhóm cổ phiếu họ P, giúp chỉ số VN-Index lấy lại mốc 960 điểm.
Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường giao dịch ảm đạm quanh vùng giá 960 điểm và chỉ sau thời gian khá ngắn, VN-Index đã chia tay ngưỡng này.
Áp lực bán tiếp tục gia tăng mạnh và lan rộng về cuối phiên khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Chỉ số VN-Index để mất tới gần 1% và đe dọa mốc 955 điểm.
Đóng cửa phiên 3/1, sàn HOSE có tới 251 mã giảm, gấp gần 3 lần số mã tăng (90 mã), VN-Index giảm 9,35 điểm (-0,97%), xuống 955,79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 187,2 triệu đơn vị, giá trị 3.416,81 tỷ đồng, tăng 7,5% về lượng và 13,86% về giá trị so với phiên trước. Giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể với 46,23 triệu đơn vị, giá trị 1.162,14 tỷ đồng.
Hầu hết các mã giảm trong nhóm VN30 tiếp tục nới rộng biên độ và tìm tới mức giá thấp nhất trong phiên chiều.
Cụ thể, VHM -2,1% xuống 83.400 đồng/CP, VCB -2,7% xuống 87.500 đồng/CP, BID -1,9% xuống 45.800 đồng/CP, TCB -2,5% xuống 23.150 đồng/CP, BVH -1,5% xuống 67.600 đồng/CP, MSN -1,6% xuống 56.600 đồng/CP, VRE -2,7% xuống 33.500 đồng/CP, VNM -0,8% xuống 117.400 đồng/CP, VIC -0,7% xuống 114.500 đồng/CP…
Cổ phiếu ROS tiếp tục quay lại sắc xanh mắt mèo khi -6,9% xuống 14.100 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 7,52 triệu đơn vị. Như vậy, chỉ tính trong 10 phiên vừa qua, ROS đã để mất tới hơn 40% giá trị.
Trái lại, dòng P vẫn là điểm sáng của thị trường nhờ hưởng lợi từ việc giá dầu thô tăng, đáng kể GAS +3,2% lên 97.800 đồng/CP, còn PVD giữ mức giá 15.850 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh sôi động, đạt hơn 6 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC tiếp tục lùi sâu khi -6,3% xuống mức thấp nhất ngày sát giá sàn 4.330 đồng/CP và thanh khoản dẫn đầu, đạt 14,56 triệu đơn vị. Trong khi đó, DLG là điểm sáng khi nới rộng biên độ tăng, tiến sát mức giá trần với +6,3% lên 2.200 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh 11,64 triệu đơn vị.
Ngoài ra, các mã vừa và nhỏ khác như AMD, HAI, ASM, HQC, FIT… đều nởi rộng biên độ giảm.
Tương tự, sàn HNX cũng chịu áp lực bán tăng mạnh trong phiên chiều khiến HNX-Index để mất hơn 1,1%.
Đóng cửa, sàn HNX chỉ có 19 mã tăng và 50 mã giảm, HNX-Index giảm 1,16 điểm (-1,13%), xuống 101,23 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 24,49 triệu đơn vị, giá trị 283,27 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 413.271 đơn vị, giá trị hơn 18,17 tỷ đồng.
Các mã bluechip gia tăng gánh nặng như ACB -2,2% xuống mức thấp nhất ngày 22.500 đồng/CP, DGC -2,1% xuống 23.800 đồng/CP, VCS -3,7% xuống 65.500 đồng/CP, VCG -% xuống 25.900 đồng/CP, SHB -1,5% xuống 6.400 đồng/CP, CEO -3,3% xuống 8.900 đồng/CP…
Trong khi đó, các cổ phiếu dầu khí vẫn giao dịch khởi sắc như PVS +5% lên mức cao nhất ngày 19.000 đồng/CP, PVB +2,7% lên 18.700 đồng/CP, PVC +2,94% lên 7.000 đồng/CP…
Cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX vẫn là PVS với hơn 5,45 triệu đơn vị được khớp lệnh; tiếp theo đó là SHB khớp 2,22 triệu đơn vị. Các mã vừa và nhỏ như ART và KLF cùng đứng giá sàn với khối lượng khớp lần lượt đạt 1,83 triệu đơn vị và 1,66 triệu đơn vị; HUT -4,17% xuống 2.300 đồng/CP và khớp 1,46 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, đà giảm cũng có phần nới rộng hơn trong phiên chiều.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,77 điểm (-1,36%) xuống 55,88 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 9,3 triệu đơn vị, giá trị 111,32 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,17 triệu đơn vị, giá trị 28,78 tỷ đồng.
Bộ 3 nhà dầu khí vẫn là điểm sáng tại thị trường UPCoM. Trong đó, BSR tiếp tục nới rộng biên độ khi +3,7% lên mức cao nhất ngày 8.500 đồng/CP với khối lượng giao dịch vượt trội, đạt 3,84 triệu đơn vị.
Tiếp theo là PXL và OIL cùng giữ mức tăng 2,4%, tương ứng đứng tại mức giá 8.600 đồng/CP và 8.400 đồng/CP; khối lượng giao dịch lần lượt đạt 1,14 triệu đơn vị và 466.100 đơn vị.
Trên thị trường phái sinh ,cả 4 hợp đồng tương lai tiếp tục mất điểm, trong đó VN30F2001 đáo hạn gần nhất có 83.770 đơn vị khớp lệnh, khối lượng mở 15.762 hợp đồng và đóng cửa -0,85% xuống 872 điểm.
Trên thị trường chứng quyền cũng chìm trong sắc đỏ khi có tới 38 mã giảm, chỉ 3 mã đứng giá và 1 mã tăng duy nhất là CFPT1906. Đồng thời, thanh khoản cũng giảm mạnh với CMBB1906 dẫn đầu với khối lượng giao dịch chỉ đạt 18.247 đơn vị, kết phiên giảm 15,25% về 500 đồng/CQ.