Trong khi ngành chứng khoán đang hoan hỷ kỷ nhiệm 20 năm ngày thành lập, một dấu mốc quan trong chặng đường phát triển. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ có phiên giao dịch tích cực để ngày kỷ niệm của ngành thêm niềm vui.
Kỳ vọng này có cơ sở khi chứng khoán Âu, Mỹ liên tiếp tăng điểm, trong đó phố Wall nhiều phiên liên tiếp thiết lập đỉnh cao lịch sử mới. Chứng khoán châu Á phiên hôm nay cũng giao dịch khá tích cực khi đa số đều tăng điểm, ngoại trừ chứng khoán Nhật Bản điều chỉnh nhẹ từ mức cao nhất hơn 10 tháng rưỡi.
Tuy nhiên, diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam lại làm buồn lòng nhiều nhà đầu tư khi đồng loạt giảm điểm ngay lúc mở cửa. Đà giảm sau đó được nới rộng dần và chốt phiên sáng, VN-Index ở sát ngưỡng 665 điểm.
Ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều, áp lực bán tiếp tục gia tăng, nhất là từ lực cung của nhà đầu tư nước ngoài khi khối này bán mạnh không chỉ ở các mã bluechip, mà cả các mã vừa và nhỏ, kéo VN-Index lùi về sát mốc 661 điểm.
Lực cầu đỡ giá ROS cuối phiên chỉ giúp VN-Index trở lại ngưỡng 665 điểm, giảm bớt đi phần nào mất mát, chứ không thể giúp VN-Index tránh khỏi phiên giảm mạnh ngay đầu tuần mới và ngay trong ngày kỷ niệm 20 năm của ngành chứng khoán.
Cụ thể, chốt phiên hôm nay, VN-Index giảm 10,58 điểm (-1,57%), xuống 665,29 điểm với 190 mã giảm, trong khi chỉ có 57 mã tăng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 107,4 triệu đơn vị, giá trị 2.485 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 12,64 triệu đơn vị, giá trị 239,58 tỷ đồng.
HNX-Index cũng nới rộng đà giảm hơn so với phiên sáng khi mất 0,77 điểm (-0,95%), xuống 80,22 điểm với 97 mã giảm, trong khi cũng chỉ có 43 mã tăng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 63,84 triệu đơn vị, giá trị 801,33 tỷ đồng, trong đó giao dich thỏa thuận đã đóng góp tới 26,2 triệu đơn vị, giá trị 457,66 tỷ đồng, chủ yếu đến từ khỏa thuận 23,7 triệu cổ phiếu ACB, giá trị 426,56 tỷ đồng.
Phiên lao dốc hôm nay của thị trường xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là do lực cung ngoại quá lớn. Không chỉ bán mạnh các mã trụ của thị trường như VNM, VIC, MSN, BID, BVH, HPG, PVD, DPM, STB khối này còn bán mạnh ở các mã vừa và nhỏ như FIT, FLC, DLG, HQC, ITA, JVC…, trong đó chỉ VIC và DPM may mắn thoát khỏi phiên giảm giá, còn lại đều đóng cửa trong sắc đỏ, thậm chí là giảm rất mạnh.
Chẳng hạn, VNM bị bán ròng gần 1,76 triệu đơn vị, chiếm hơn 56% tổng khối lượng khớp của mã này (3,13 triệu đơn vị), đẩy VNM giảm 3,94%, xuống 129.200 đồng, thậm chí có lúc giảm về mức 128.500 đồng. MSN giảm 5,88%, xuống 64.000 đồng, PVD giảm 3,9%, nhóm ngân hàng cũng đồng loạt giảm…
Trong khi đó, ROS đang từ mức sàn 117.200 đồng, bất ngờ nhận lực cầu đỡ giá, nên bật ngược trở lại, đóng cửa tăng 0,79%, lên 127.000 đồng với 3,81 triệu đơn vị được khớp, đứng thứ 4 về thanh khoản trên sàn HOSE sau FLC, FIT và HAG. Cả 3 mã đứng trên đều giảm, trong đó FLC giảm 1,1% với 8,58 triệu đơn vị được khớp (khối ngoại bán ròng 0,58 triệu đơn vị), FIT giảm 2,56% với 5,64 triệu đơn vị được khớp (khối ngoại bán ròng 0,85 triệu đơn vị), HAG giảm 1,74% với 4,25 triệu đơn vị (khối ngoại bán ròng 0,64 triệu đơn vị).
Trên HNX, các mã lớn như ACB, PVS, PVC, SHB, VCG, VCS, NTP cũng đồng loạt giảm, trong đó PVS và VCG chịu sức ép từ khối ngoại khi bị bán ròng khá mạnh.
Trong khi đó, KLF và NHP lại khan hiếm nguồn cung trong phiên chiều, nên vẫn còn dư mua giá trần rất lớn, trong đó KLF dư mua tới 5,64 triệu đơn vị, được khớp 4,62 triệu đơn vị (chủ yếu trong phiên sáng).
Cũng có sắc tím như KLF và NHP và có thanh khoản tốt trong phiên hôm này còn có SIC với hơn 2,49 triệu đơn vị được khớp và đóng cửa ở mức trẩn 22.000 đồng.