Phiên 6/11: Vượt qua thử thách

(ĐTCK) Chứng khoán Việt Nam đã có phiên giao dịch đầy hứng khởi. Cả 2 chỉ số bứt phá qua các ngưỡng cản mạnh với thanh khoản cải thiện.
Phiên 6/11: Vượt qua thử thách

Phiên chiều: Bứt phá

Với sức nặng của “đôi chùy” VNM và GAS, thị trường vẫn lình xình khi bước vào phiên giao dịch chiều, dù diễn biến chung của thị trường rất tích cực.

Tuy nhiên, sau khi cả VNM và GAS đều được đưa về giá tham chiếu, thị trường đã hứng khởi hơi rất nhiều. Gỡ bỏ đi được 2 gánh nặng trên, VN-Index nhẹ nhàng qua 501, rồi phá vỡ luôn mốc 502 điểm.

Dòng tiền chảy mạnh giúp thanh khoản tăng vọt và giúp VN-Index chốt phiên chiều ở mức giá cao nhất trong ngày.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, VN-Index tăng 2,73 điểm (+0,55%), lên 502,52 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 81,85 triệu đơn vị, tăng 7,9% so với phiên hôm qua. Tổng giá trị giao dịch đạt 1.082,26 tỷ đồng, tăng 25,07% so với phiên hôm qua.

Tuy nhiên, phiên hôm nay, giao dịch thỏa thuận cũng lớn hơn nhiều so với phiên trước khi có 5,6 triệu đơn vị, trị giá 178,42 tỷ đồng được chuyển nhượng.

Với việc VNM về mức tham chiếu, số mã giảm trong nhóm VN30 cũng chỉ duy nhât PET giảm 200 đồng, trong khi có tới 20 mã tăng giá và 9 mã đứng giá. Kết thúc phiên, VN30-Index tăng 4,21 điểm (+0,75%), lên 561,93 điểm.

Phiên 6/11: Vượt qua thử thách ảnh 1

GMD đóng cửa với mức tăng 900 đồng (+2,93%), lên 31.600 đồng/CP với 533.870 đơn vị được khớp.

STB vẫn giữ mức giá 17.000 đồng/CP, tăng nhẹ 100 đồng, thì PPC về lại mức tham chiếu 21.000 đồng/CP với 1,57 triệu đơn vị được khớp.

HAG vẫn là ngôi sao của HOSE trong phiên hôm nay với 4,09 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa ở mức 23.200 đồng/CP, tăng 400 đồng (+1,75%).

HPG sau thông tin thành viên HĐQT đăng ký bán cổ phiếu vẫn tăng mạnh và kết thúc ở mức giá cao nhất ngày 37.800 đồng/CP, tăng 400 đồng với 302.020 đơn vị được khớp.

Phiên 6/11: Vượt qua thử thách ảnh 2

Trong khi EIB cũng tăng 400 đồng (+2,98%), lên 13.800 đồng/CP sau thông tin đăng ký mua lại gần 62 triệu cổ phiếu quỹ.

Các mã tăng trần trong phiên sáng như HVG, LCG, KMR, VTO… hay nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục duy trì sắc tím khi kết thúc phiên chiều.

Khối ngoại mua vào tổng cộng 3.277.320 đơn vị trên HOSE. Trong đó, HAR , PVT và KBC là các mã được mua vào nhiều nhất với 310.000 đơn vị (HAR và PVT) và 308.200 đơn vị (KBC).

Tương tự VN-Index, HNX-Index cũng tăng tốc trong thời gian cuối phiên và đóng cửa ở mức cao nhất ngày.

Kết thúc phiên, HNX-Index tăng 0,36 điểm (+0,58%), lên 63,28 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 47,74 triệu đơn vị, giảm 10,7% so với hôm qua. Tổng giá trị giao dịch đạt 322,54 tỷ đồng, giảm 7,7% so với phiên trước.

Các cổ phiếu dầu khí có thị giá thấp vẫn duy trì được mức tăng trần của mình, trong khi các cổ phiếu lớn cũng dần dần tăng giá, giúp số mã tăng trong phiên chiều áp đảo so với số mã giảm (126 mã tăng, 75 mã giảm).

Phiên 6/11: Vượt qua thử thách ảnh 3

Với 12 mã tăng, 9 mã đứng giá và 6 mã giảm, HNX30-Index tăng 0,82 điểm (+0,7%), lên 118,91 điểm.

Tuy nhiên, ấn tượng nhất trên sàn HNX trong phiên giao dịch chiều chính là giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài.

Trong phiên chiều, họ giải ngân rất mạnh vào các mã SHB, SHN, VND, VNF… với tổng khối lượng mua vào đạt 1.778.700 đơn vị. Trong đó, họ mua vào SHB 517.900 đơn vị, VND 225.000 đơn vị. Trong khi đó, họ cũng bán ra 842.600 đơn vị, với mã bán ra mạnh là SCR 100.000 đơn vị. Ngoài ra, họ cũng sang tay nhau 500.000 cổ phiếu HDO trong phiên thỏa thuận.

Phiên 6/11: Vượt qua thử thách ảnh 4

Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này tăng 5,73 điểm lên mức 497,09 điểm (1,18%). Trong đó có 28 mã tăng giá, 6 mã giảm và 16 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như NVB (8,3%), VCF (6,7%), HVG (6,6%), NLG (4,1%) và EIB (3,0%). Giảm mạnh nhất là các mã như POM (-2,3%), KBC (-1,0%), ACB (-0,6%), LAS (-0,6%) và VNR (-0,4%).

 

Phiên sáng: VNM và GAS - “kỳ đà cản mũi”

 

Đúng như dự đoán của các công ty chứng khoán, thị trường tiếp tục tăng điểm khi bước vào phiên giao dịch sáng nay, giúp VN-Index vượt qua mốc 500 điểm. Tuy nhiên, điểm khác là dòng tiền không còn tập trung quá mức vào các cổ phiếu vừa và nhỏ, mà đã chuyển dần sang các cổ phiếu bluechips.

Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 1,04 điểm (+0,21%), lên 500,83 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 4 triệu đơn vị, trị giá 36,43 tỷ đồng.

Sau thông tin GMD tăng vốn điều lệ của công ty con Công ty TNHH MTV Xúc tiến thương mại hàng hải (Marproco), Công ty  từ 6 tỷ đồng lên tới 936,102 tỷ đồng, khá sát với giá trị chuyển nhượng ước tính của chúng tôi đối với cao ốc Gemadept Tower  vào khoảng 45 triệu USD. Vì vậy, theo CTCK Rồng Việt (VDSC), rất có thể đây là một trong những bước cuối cùng trước khi việc chuyển nhượng tòa nhà hoàn tất tòa nhà này. Đây cũng là cách thức chuyển nhượng Vincom Center A của Vingroup đã thực hiện.

Sau thông tin này, cổ phiếu GMD đã liên tục tăng mạnh, nhất là trong phiên hôm qua và sáng nay.

Hiện GMD đang tăng 700 đồng (+2,28%), lên 31.400 đồng/CP sau khi tăng 1.500 đồng (+5,14%) trong phiên hôm qua.

Tuy nhiên, mã gây ấn tượng nhất trên sàn HOSE trong phiên sáng nay là HAG khi có giao dịch sôi động nhất sàn trong nửa đầu phiên. Sau 1 tiếng giao dịch, HAG được khớp 1,7 triệu đơn vị, hiện đang tăng 300 đồng, đứng ở mức 23.100 đồng/CP.

Phiên 6/11: Vượt qua thử thách ảnh 5

PPC dù được công ty chứng khoán khuyến nghị mua vào, nhưng vẫn không thể tăng khi đang đứng ở mức tham chiếu 21.000 đồng/CP.

STB hiện được giao dịch ở mức giá 17.000 đồng/CP, cao hơn mức giá mục tiêu mà SSI đưa ra là 16.700 đồng/CP.

Dù VN30-Index vẫn duy trì đà tăng khi các mã bluechip vẫn giữ được phong độ, nhưng một vài mã cổ phiếu có vốn hóa lớn như VNM, GAS giảm điểm, cũng như các mã cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa chịu áp lực chốt lời đã khiến VN-Index không duy trì được sắc xanh lâu.

Chỉ số này sau đó quay đầu giảm điểm và giằng co quanh mốc tham chiếu. Tuy nhiên, điểm tích cực là giao dịch vẫn diễn ra khá sôi động.

Đến 10h02, VN-Index giảm 0,17 điểm (-0,03%), xuống 499,62 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 24,63 triệu đơn vị, trị giá 266,7 tỷ đồng.

Cùng thời điểm, HNX-Index cũng đảo chiều giảm điểm với mức giảm 0,07 điểm (+0,12%), xuống 62,84 điểm, dù đầu phiên, có thời điểm chỉ số này đã chinh phục được mốc 63 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 18,76 triệu đơn vị, trị giá 115,23 tỷ đồng.

Sóng ngành dầu khí vẫn còn những đợt nhỏ tại PVL, PXA, PVA, PV2, PVV, nhưng nhóm cổ phiếu Sông Đà đã quay đầu giảm giá trước áp lực chốt lời.

Nửa cuối của phiên giao dịch, diễn biến vẫn khá sôi động trên cả 2 sàn, trên HOSE, số mã tăng giá nhiều hơn hẳn so với số mã giảm giá, tuy nhiên, VN-Index rất khó nhọc trong việc tăng điểm để chinh phục mốc 500.

Nguyên nhân chính là bị 2 gã “khổng lỗ” GAS và VNM cản bước, trong khi lại không nhận được sự trợ giúp của 2 đối trọng khác là MSN và VIC.

Phiên 6/11: Vượt qua thử thách ảnh 6

Kết thúc phiên sáng, VN-Index tăng nhẹ 0,38 điểm (+0,08%), lên 500,17 điểm với 118 mã tăng, 73 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 45,54 triệu đơn vị, tương đương giá trị 509,67 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận chỉ đóng góp 0,4 triệu đơn vị, trị giá 7,63 tỷ đồng.

Dù khối lượng giao dịch tương đương với phiên sáng qua, nhưng do dòng tiền chảy vào các bluechip, nên giá trị giao dịch tăng nhẹ 8,44% so với sáng qua.

Nhóm VN30 nhờ loại bớt được GAS, cũng như mức ảnh hưởng của VNM nên có mức tăng khá hơn VN-Index. Cụ thể, VN30-Index tăng 2,66 điểm (+0,48%), lên 560,38 điểm với 16 mã tăng, 6 mã giảm và 8 mã đứng giá.

HAG vẫn giữ được sự sôi động với 2,88 triệu đơn vị được khớp, đứng đầu về thanh khoản trên HOSE. Tuy nhiên, mức giá không nhiều thay đổi khi vẫn đứng ở mức 23.000 đồng/CP, tăng nhẹ 200 đồng/CP.

GMD vẫn giữ được đà tăng mạnh với mức tăng 800 đồng (+2,61%), lên 31.500 đồng/CP khi đóng cửa phiên sáng. Tổng khối lượng khớp khá khiêm tốn, 375.730 đơn vị, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua vào gần 10%.

Trong khi đó, VNM giảm nhẹ 1.000 đồng (-0,71%), xuống 140.000 đồng/CP và GAS giảm 500 đồng (-0,78%), xuống 64.000 đồng/CP. Cả 2 mã đều có khối lượng khớp thấp, dưới 46.000 đơn vị.

Trong các cổ phiếu cần quan tâm trong phiên hôm nay, PET giảm 100 đồng, xuống 21.500 đồng/CP với 338.420 đơn vị được khớp, trong khi STB và PPC tăng nhẹ 100 đồng, lên lần lượt 17.000 đồng và 21.100 đồng/CP.

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 1.562.620 đơn vị, trong đó PVT được mua vào mạnh nhất với 300.000 đơn vị, tiếp đến là KBC với 200.000 đơn vị.

Các mã có mức tăng ấn tượng nhất trong phiên sáng nay là KMR khi leo lên mức trần 5.200 đồng/CP, tổng khớp 1,27 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần 435.440 đơn vị.

HVG tăng trần lên 25.700 đồng/CP, LCG chỉ được khớp 467.210 với 1 mức giá duy nhất là giá trần 6.000 đồng/CP.

Trên HNX, sau những nỗ lực cuối phiên, cuối cùng HNX-Index cũng chinh phục được mốc 63 điểm, tăng 0,08 điểm (+0,13%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 29 triệu đơn vị, trị giá 196,93 tỷ đồng. Số mã tăng và giảm tương đương nhau với 74 mã tăng, 75 mã giảm.

Với 7 mã tăng, 11 mã giảm và 9 mã đứng giá, chỉ số HNX30-Index tăng 0,22 điểm (+0,18%), lên 118,3 điểm.

Phiên 6/11: Vượt qua thử thách ảnh 7

Tuy đã có sự phân hóa, nhưng nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn giữ được mức tăng khá tốt ở một số mã như PV2, PVA, PVL, PVV, PXA… trong đó, riêng PVL còn dư mua trần 3.000 đồng/CP gần 1,6 triệu đơn vị, trong khi đã được khớp hơn 0,86 triệu đơn vị ở mức giá này. PVL được mua lớn sau thông tin Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu được công bố hôm qua.

Trong khi đó, các mã dẫn dắt trên sàn như SHB, SCR, VCG lại không có nhiều biến động về giá. Trong đó, SHB được khớp lớn nhất với 4,28 triệu đơn vị, đứng ở mức 7.000 đồng/CP, tăng 100 đồng. SCR được khớp 2,4 triệu đơn vị, giảm nhẹ 100 đồng, xuống 6.600 đồng/CP. VCG cũng giảm nhẹ 100 đồng, xuông 9.700 đồng/CP, với 1,1 triệu cổ phiếu được khớp.

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 890.400 đơn vị và bán ra 213.700 đơn vị. Trong đó, mua vào nhiều là SHB với 414.900 đơn vị và VND với 202.700 đơn vị, trong khi bán ra mạnh nhất là SCR với 90.000 đơn vị.

Phiên 6/11: Vượt qua thử thách ảnh 8

Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này tăng 0,58 điểm lên mức 491,94 điểm (0,12%). Trong đó có 22 mã tăng giá, 11 mã giảm và 17 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như HVG (6,6%), EIB (3,7%), NLG (3,5%), GMD (2,6%) và NVB (1,7%). Giảm mạnh nhất là các mã như VCG (-1,0%), KDC (-1,0%), GAS (-0,8%), VNM (-0,7%) và PHR (-0,6%).

KHP: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức đợt 1/2013 (5%)

NHC: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức 9 tháng đầu năm 2013

PSD: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức năm 2013 (30%)

HSG: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2014

IDV: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2014 và tạm ứng cổ tức năm 2013 (12%)

>> Phiên 5/11: Bất lực phá 500

>> Tự doanh tiếp tục tăng lượng mua ròng

>> Phiên 5/11, khối ngoại mua ròng hơn 25 tỷ đồng   

>> Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 6/11

>> CTCK nhận định thị trường ngày 6/11

>> Góc nhìn kỹ thuật phiên 6/11

>> Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 29/10

>> GMD bơm gần 1.000 tỷ đồng cho công ty con

>> Cổ phiếu cần quan tâm ngày 6/11

>> Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 5/11

T.Lê
T.Lê

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,244.7 -3.94 -0.32% 162,835 tỷ
HNX 235.68 1.1 0.47% 1,903 tỷ
UPCOM 91.71 -0.2 -0.22% 824 tỷ