Phiên chiều: “Thoát chết” phút cuối
Thị trường bước vào phiên giao dịch không có nhiều sự khác biệt. Vẫn là tâm lý thận trọng của bên mua, trong khi bên bán cũng không dám xả hàng bằng mọi giá khiến thị trường không mấy sôi động, cả 2 chỉ số chủ yếu giao động dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, khi thị trường bước vào những phút cuối của đợt khớp lệnh liên tục, một lực mua với mục đích cứu Index đã được tung vào ở các bluechips, giúp cả 2 sàn phục hồi và đóng cửa trong sắc xanh. Kết thúc phiên 29/10, VN-Index tăng 0,62 điểm (+0,12%), lên 497,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 57,87 triệu đơn vị, tương đương giá trị 909,83 tỷ đồng. Trong đó có 9 triệu đơn vị, trị giá 280,33 tỷ đồng là từ giao dịch thỏa thuận. Lượng giao dịch thỏa thuận lớn xuất hiện trong phiên chiều đến từ mã CTG khi có 6,5 triệu đơn vị được sang tên, trị giá 120,25 tỷ đồng. Cũng đóng góp lớn trong phiên thỏa thuận là VNM với 0,89 triệu đơn vị, trị giá 131,64 tỷ đồng. Trong 304 mã niêm yết trên HOSE, có 138 mã tăng giá, 82 mã giảm và 58 mã đứng giá. Trong đó, nhóm VN30 có 19 mã tăng 6 mã giảm và 5 mã đứng giá. Kết thúc phiên, VN30-Index leo lên 556,15 điểm, tăng 0,2 điểm (+0,04%). ITA dù có lực mua khá mạnh, nhưng do bến bán cũng bán khá mạnh tay nên kết thúc phiên, mã này vẫn đứng ở mức tham chiếu với tổng khối lượng giao dịch đạt 5,38 triệu đơn vị. Tiếp theo là VNE với gần 2 triệu đơn vị, đóng cửa phiên ở mức giá 5.500 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có phiên bán ròng thứ 2 liên tiếp về khối lượng, tuy nhiên, xét về giá trị, họ đã mua ròng trở lại. Cụ thể, họ mua vào 3,56 triệu đơn vị, tổng giá trị 193,31 tỷ đồng. Ngược lại, họ cũng bán ra 5,22 triệu đơn vị, trị giá 176,54 tỷ đồng. Như vậy, họ bán ròng 1,66 triệu đơn vị, nhưng mua ròng 16,76 tỷ đồng. Trong đó, họ mua ròng nhiều nhất về khối lượng là NTL với 360.000 đơn vị. IJC 300.000 đơn vị. Trong khi bán ròng mạnh nhất là ITA với lượng bán ròng 2.839.000 đơn vị. Về giá trị, họ mua ròng vào mạnh nhất là HPG với 5,4 tỷ đồng, NTL 4,87 tỷ đồng và PHR 4,46 tỷ đồng. Trong khi bán ra mạnh nhất là ITA với gần 17,35 tỷ đồng. Ngoài ra, họ cũng sang tay 894.100 cổ phiếu VNM, trị giá 131,37 tỷ đồng. Tương tự trên HOSE, HNX-Index cũng đóng cửa trong sắc xanh với mức tăng 0,09 điểm (+0,15%), lên 61,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 20,6 triệu đơn vị, tương đương giá trị 168 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,8 triệu đơn vị, trị giá 12 tỷ đồng. Chỉ số HNX30-Index tăng 0,53 điểm (+0,47%), lên 114,76 điểm với 15 mã tăng, 2 mã giảm và 11 mã đứng giá. Do không có lực bán, nên trong phiên chiều SDH chỉ neo lại ở mức trần 4.200 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp dừng lại ở mức gần 1 triệu đơn vị, đứng thứ 4 trên sàn HNX. 3 mã có khối lượng khớp trên 1 triệu đơn vị trên HNX là SCR gần 1,88 triệu đơn vị, SHB hơn 1,45 triệu đơn vị và VCG hơn 1,33 triệu đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 975.900 đơn vị, trị giá 6,1 tỷ đồng và bán ra 294.675 đơn vị, trị giá 3,9 tỷ đồng. Như vậy, họ mua ròng 681.225 đơn vị, giá trị mua ròng 2,2 tỷ đồng. Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này tăng 4,00 điểm lên mức 488,82 điểm (0,83%). Trong đó có 27 mã tăng giá, 10 mã giảm và 13 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như VCF (6,5%), KBC (3,3%), VNR (3,2%), VSH (2,2%) và PVT (2,1%). Giảm mạnh nhất là các mã như NVB (-9,1%), NLG (-3,2%), PVD (-2,2%), KDC (-1,0%) và MBB (-0,8%).
Phiên sáng: Sợ hứng “hàng thải”
Dù rất cố gắng, nhưng cuối cùng, VN-Index đã để mất mốc 500 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần khi lực bán mạnh được tung ra bởi các công ty chứng khoán. Trong phiên đầu tuần, khối tự doanh công ty chứng khoán bán mạnh bluechips với tổng giá trị bán ròng hơn 412 tỷ đồng, cùng với việc khối ngoại lần đầu sau gần 1 tháng bán ròng, đã kéo thị trường giảm mạnh, lùi xa khỏi ngưỡng 500 điểm. Bước vào phiên giao dịch sáng nay, tâm lý của nhà đầu tư càng thêm thận trọng để tránh phải hứng “đòn” của các công ty chứng khoán và khối ngoại. Vì vậy, sắc đỏ vẫn chiếm thế chủ đạo trên bảng điện tử. Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 1,8 điểm (-0,36%), xuống 494,66 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1,28 triệu đơn vị, tương đương giá trị 33,9 tỷ đồng. Dù sự thận trọng vẫn còn khi thị trường bước vào đợt khớp lệnh liên tục, nhưng do lực bán giá thấp dường như đã cạn, nên thị trường dần hồi phục và có thời điểm vượt qua mốc tham chiếu. Tuy nhiên, xu hướng giảm vẫn chiếm ưu thế, thanh khoản cũng khá nhỏ giọt. Đến 10h, VN-Index giảm 0,69 điểm (-0,14%), xuống 495,77 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,99 triệu đơn vị, tương đương giá trị 142,52 tỷ đồng. Đa số các mã chỉ lình xình quanh mốc tham chiếu, chỉ có một số ít bứt phá tăng mạnh như SVI, STG, TPC, UDC, APC. Trên HNX, dù có tín hiệu tích cực ngay khi mở cửa phiên sáng nay, nhưng HNX-Index sau đó cũng nhanh chóng giảm trở lại và giằng co quanh mốc tham chiếu. Giao dịch trên HNX cũng khá ảm đạm khi nhà đầu tư đề cao cảnh giác. Đến 10h03, HNX-Index giảm 0,1 điểm (-0,16%), xuống 61,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 6 triệu đơn vị, tương đương giá trị 46,83 tỷ đồng. Những phút còn lại của phiên sáng, VN-Index giao dịch giằng co quanh mốc 495,5 điểm trước khi đóng cửa ở mức 495,69 điểm, giảm 0,77 điểm (-0,16%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 27 triệu đơn vị, tương đương giá trị 442,22 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đã đóng góp 0,87 triệu đơn vị, trị giá 119 tỷ đồng, chủ yếu là thỏa thuận VNM với 0,805 triệu đơn vị, trị giá 118,48 tỷ đồng. Với 7 mã tăng, 13 mã giảm, VN30-Index giảm 1,56 điểm (-0,28%), xuống 554,39 điểm. ITA là mã có khối lượng khớp lớn nhất với 2,33 triệu đơn vị, tiếp theo là VNE với 1,26 triệu đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào tổng cộng 1.293.970 đơn vị, trong đó mua vào nhiều nhất là IJC với 300.000 đơn vị. Trên HNX, sắc đỏ cũng án ngữ trong phần lớn thời gian giao dịch của phiên sáng. Kết thúc phiên sáng, HNX-Index giảm 0,1 điểm (-0,16%), xuống 61,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 11,14 triệu đơn vị, trị giá 97 tỷ đồng. HNX30-Index giảm 0,07 điểm (-0,06%), xuống 114,16 điểm với 6 mã tăng, 8 mã giảm, 13 mã đứng giá. Trong phiên sáng nay, trên HNX không có mã nào có khối lượng khớp trên 1 triệu đơn vị. Mã có khối lượng khớp lớn nhất là cái tên khá xa lạ SDH với 0,91 triệu đơn vị. Đây là mã gây ấn tượng nhất trên HNX trong phiên sáng nay khi đóng cửa phiên còn dư mua trần 4.200 đồng/cổ phiếu 0,92 triệu đơn vị. SDH tăng mạnh với giao dịch sôi động là nhờ lực cầu ngoại khi họ mua vào 441.000 cổ phiếu SDH trong phiên sáng nay, chiếm gần 76% tổng khối lượng mua vào của họ trên HNX. Trong khi đó, họ bán ra 151.675 đơn vị và mã bị bán ra mạnh nhất là DBC với 65.300 đơn vị.
Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này tăng 2,53 điểm lên mức 487,35 điểm (0,52%). Trong đó có 11 mã tăng giá, 15 mã giảm và 24 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như VCF (6,5%), KBC (2,2%), OGC (1,0%), HVG (0,8%) và GMD (0,7%). Giảm mạnh nhất là các mã như NVB (-4,5%), NLG (-1,6%), PVD (-1,5%), PVT (-1,1%) và HAG (-0,9%). PHR: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức đợt 1/2013 (15%) là lấy ý kiến bằng văn bản
VIR: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2012 (8%)
>> Tự doanh công ty chứng khoán bán ròng hơn 412 tỷ đồng >> Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 29/10 >> Góc nhìn kỹ thuật phiên 29/10 >> Thị trường vừa hình thành bẫy tăng điểm >> Khối ngoại bắt đầu thoát hàng
Phiên 29/10: Cứu Index
(ĐTCK) Sau phiên xả mạnh của khối tự doanh CTCK, nhằm trấn an nhà đầu tư sợ hãi, trong cuối phiên 29/10, lực mua mạnh đã được tung vào để “cứu” thị trường.