Phiên chiều: Mạnh tay gom hàng
Thị trường bước vào phiên chiều không có thêm nhiều thông tin tác động. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng đã được công bố gần hết. Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn trong phiên họp chiều nay của Quốc hội cũng không có thông tin chú ý đối với nhà đầu tư khi 2 bộ trưởng đăng đàn là Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Cũng giống như phiên sáng, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh trong phiên chiều và đích đến vẫn là các mã midcap và penny. Tuy nhiên, do nhóm bluechip luôn phiên tăng giảm, khiến cả 2 chỉ số chỉ giằng co quanh mốc tham chiếu. Đến những phút cuối phiên, bên nắm giữ tiền mặt quyết định đánh trận cuối, dồn hết lực bơm tiền vào thị trường, trong đó có một số mã bluechip như HAG, HPG, DPM, VCB, REE… đã kéo được chỉ số đi lên. Đà tăng của thị trường càng được nới rộng hơn khi dòng tiền trong đợt ATC tiếp tục được bơm vào với những lệnh ATC khối lượng lớn ở các mã nhỏ và vừa. Thanh khoản vì thế cũng tăng mạnh, đạt gần 1.800 tỷ đồng trên cả 2 sàn. Kết thúc phiên 20/11, VN-Index tăng 0,81 điểm (+0,16%), lên 505,52 điểm. VN30-Index tăng lên mức cao nhất ngày 566,44 điểm, tăng 1,55 điểm (+0,27%). HNX-Index tăng 0,26 điểm (+0,4%), lên 64,62 điểm, cũng là mức cao nhất trong ngày của chỉ số này. HNX30-Index tăng 0,64 điểm (+0,52%), lên 123,25 điểm. Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này tăng 0,55 điểm (+0,11%), lên mức 492,94 điểm. Diễn biến giao dịch cổ phiếu ITA trong 1 tháng qua (Nguồn: HOSE) Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE đạt 107 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1.448,75 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận 3,7 triệu đơn vị, trị giá 235,76 tỷ đồng, chủ yếu là do đóng góp của VNM với 1,27 triệu đơn vị, trị giá 190 tỷ đồng và 1 triệu cổ phiếu CTG, trị giá 17,2 tỷ đồng. Đây đều là giao dịch nội bộ của nhà đầu tư nước ngoài. Trong nhóm VN30, VNM bị kéo xuống mức thấp nhất ngày 141.000 đồng, giảm 1.000 đồng (-0,7%), MSN giảm 500 đồng (-0,6%), FPT giảm 200 đồng (-0,48%), CTG, EIB và BVH cùng giảm nhẹ 100 đồng khiến nhà đầu tư phải nhọc nhằn lắm mới kéo được VN-Index lên khỏi mốc tham chiếu. Trong khi đó, dù bị khối ngoại tiếp tục bán ròng, nhưng HAG đã lấy lại đà tăng nhẹ. HPG vẫn tăng nhờ lực cầu ngoại. Tuy nhiên, mọi chú ý phải dồn về ITA khi mã này được khớp khủng hơn 11 triệu đơn vị, đứng ở mức giá 6.700 đồng, tăng 300 đồng (+4,69%). FLC cũng giữ được thanh khoản tốt với hơn 7 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày 6.400 đồng. Trên HNX, SCR và PVX vẫn là 2 mã thanh khoản nhất với hơn 4,3 triệu đơn vị và hơn 3,7 triệu đơn vị được khớp và chỉ có được mức tăng nhẹ. Nhóm cổ phiếu khoáng sản vẫn giữ được độ nóng khi đồng loạt còn dư mua trần khá lớn. Tương tự, nhóm cổ phiếu vận tải biển cũng duy trì được đà tăng mạnh. Cổ phiếu bất động sản vẫn có sự phân hóa. Cổ phiếu dầu khí cũng có những gợn sóng nhỏ ở các mã có thị giá thấp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định ngày (14/11/2013) quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. Theo đó, người lao động trong các tổ chức nói trên sẽ được hưởng mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1/1/2014 như sau: Vùng 1 là 2,7 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 2,4 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 2,1 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 1,9 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 250.000 - 350.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 1/1/2014. Đây là một tin vui đối với người lao động, tuy nhiên, với các doanh nghiệp, đây có thể là một gánh nặng thêm khi tình hình kinh doanh vẫn chưa có gì sáng sủa. Nhiều doanh nghiệp, trong đó có không ít doanh nghiệp niêm yết thua lỗ, đang tìm mọi cách để cắt giảm chi phí. Vì vậy, việc tăng lương tối thiếu lần này có thể khiến các doanh nghiệp phải tăng thêm chi phí, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của họ. Trước đó, Tổng cục Hải quan cũng công bố số liệu xuất nhập khẩu 10 tháng. Cụ thể, tính từ đầu năm đến hết tháng 10, tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 108,72 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2012. Trong khi đó, Việt Nam cũng nhập khẩu 108,87 tỷ USD, tăng 15,92% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, trong 10 tháng đầu năm 2013, Việt Nam nhập siêu 150 triệu USD. Những dữ liệu kinh tế vĩ mô trên ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch sáng nay. Trong khi lương tăng sẽ ảnh hưởng không tốt đến các doanh nghiệp, thì kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là máy móc, dệt may, thủy sản, điện tử… cải thiện kết quả kinh doanh, trong khi đó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến ngành vận tải. Chỉ số BDI (Baltic Dry Index), chỉ số phản ánh mức cước vận chuyển trung bình theo trọng số của thị trường hàng rời khô sau khi đạt đỉnh gần 2 năm vào ngày 8/10 (2.146 điểm) đã liên tục sụt giảm trở lại sau đó và đóng cửa ngày 18/11 ở mức 1.500 điểm. Sáng nay (19/11), chỉ số này tiếp tục sụt giảm 5 điểm, xuống còn 1.495 điểm, gần bằng mức thấp nhất trong tháng tháng 10 (1.484 điểm). Dù giảm mạnh so với đỉnh ngày 8/10, nhưng so với đầu năm 2013 ở mức 700 điểm, chỉ số này cũng tăng hơn gấp đôi. Chỉ số này tăng, đồng nghĩa với việc giá cước vận chuyển trung bình quốc tế tăng và hỗ trợ tốt cho ngành vận tải biển trong nước.
Ngoài ra, hội nghị ngành Logistics Việt Nam vừa diễn ra cũng đã cho thấy ngành vận tải còn nhiều tiềm năng, nhất là với một đất nước có kim ngạch xuất khẩu lớn và liên tục tăng trưởng mạnh như Việt Nam.
Những thông tin trên hỗ trợ tốt cho ngành vận tải biển và các cổ phiếu ngành này hiện niêm yết trên sàn chứng khoán cũng tăng mạnh.
Trong phiên sáng nay, dù thị trường mở cửa trong sắc đỏ, nhưng các mã này đồng loạt tăng giá, với khối lượng khớp lớn.
Trở lại với diễn biến của thị trường. Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 0,03 điểm (-0,01%), xuống 504,68 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,25 triệu đơn vị, trị giá 21 tỷ đồng.
Sau đó, chỉ số này tiếp tục nới rộng đà giảm bị nhóm VN30 đè. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của đa số mã cổ phiếu midcap và penny, nhất là những đợt sóng ở cổ phiếu vận tải biển, khoáng sản, cùng sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu bất động sản, VN-Index cũng dần hồi phục, nhưng sắc xanh cũng không giữ được lâu bị các bluechip giảm điểm.
Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 0,07 điểm (-0,01%), xuống 504,64 điểm. VN30-Index giảm 0,02 điểm (-0,00%), xuống 564,87 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 0.08 điểm (-0,13%), xuống 64,36 điểm. HNX30-Index giảm 0,2 điểm (-0,16%), xuống 122,42 điểm. Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này giảm 2,85 điểm (-0,58%), xuống còn 489,54 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE đạt 65,2 triệu đơn vị, trị giá 722,6 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận 2 triệu đơn vị, trị giá 33 tỷ đồng. Trên HNX, tổng khối lượng giao dịch đạt 26,8 triệu đơn vị, trị giá 206,8 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận 0,5 triệu đơn vị, trị giá 11 tỷ đồng. OGC dù công bố kế hoạch giảm mạnh kết quả kinh doanh năm 2013, đồng nghĩa với việc quỹ IV sẽ lỗ lớn, nhưng vẫn giữ giá khá tốt, không bị bán mạnh như lo ngại của nhiều người.
Trong khi đó, sau khi đè VN-Index, GAS đã hồi phục trở lại, là lực đỡ giúp chỉ số này không giảm sâu trong sáng này.
Thay vào đó, VIC, HSG, FPT lại là những “tội độ” khiến VN-Index đi ngược lại xu hướng với đại đa số mã trên sàn.
Trong cổ phiếu vận tải biển được dẫn dắt bởi PVT tăng khá mạnh, dù mã này không thể tăng trần, nhưng khối lượng khớp luôn rất cao. Các mã khác như VOS, VST, VNE, VIP, VTO tăng mạnh, có nhiều mã tăng trần.
Tuy nhiên, nổi sóng thật sự là nhóm cổ phiếu khoáng sản sau thông tin kết quả kinh doanh khả quan và nhiều doanh nghiệp chia cổ tức tức khủng như BMC, HGM… Hàng loạt mã tăng trần như KSA, KSH, KSS, KTB, BGM. BMC tuy không tăng trần như vẫn giữ sắc xanh đậm.
Trên HNX là KSQ, KHB, KHL, trong khi HGM dù chia cổ tức tới 25% nhưng vẫn đứng ở mức tham chiếu. Cổ phiếu HNM trên HNX không còn giữ được lực mua mạnh như hôm qua nên không còn tăng trần.
Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng có sự phân hóa, trong khi một số mã giảm giá và lình xình, thì cũng có nhiều mã, nhất là mã có thị giá thấp tăng trần. FLC sau khi Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đã bán xong 4,5 triệu cổ phiếu vẫn giữ được đà tăng nhẹ 100 đồng, với lượng khớp khiêm tốn hơn phiên trước đó rất nhiều, chỉ còn hơn 4 triệu đơn vị, đứng sau ITA với hơn 5,6 triệu đơn vị được khớp. Trên HNX, SCR và PVX là các mã được khớp lớn nhất với hơn 3 triệu và gần 2,3 triệu đơn vị được khớp, cả 2 chỉ tăng nhẹ, 1, 2 bước giá. Cổ phiếu ngành thủy sản cũng tăng mạnh sau thông tin kim ngạch xuất khẩu nằm trong câu lạc bộ 5 tỷ đô. MCP: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức đợt 1/2013 (8%)
SED: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức năm 2013 (18%)
PTP: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2012 (6%)
PVI: Ngày GDKHQ nhận cổ tức còn lại năm 2012 (8%)
>> CTCK nhận định thị trường ngày 20/11 >> Tin tài chính nổi bật ngày 19/11
Phiên 20/11: Xuống tiền ít đắn đo
(ĐTCK) Dù bị một số bluechip như VNM, MSN, FPT cẳn bước, nhưng nhờ dòng tiền chảy mạnh vào các cổ phiếu nhỏ và vừa, thị trường vẫn đảo chiều thành công.