Hệ lụy đó dẫn tới tuyến đường tỉnh 391 chạy qua huyện Tứ Kỳ, Hải Dương đang ngày ngày phải oằn mình gánh hàng trăm chiếc xe tải trọng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân và kết cấu nền, mặt đường này.
Oằn mình gánh xe tải trọng lớn
Có mặt trên tuyến đường 391 vào những ngày này, chúng tôi thực sự bàng hoàng với lượng xe trọng tải lớn lưu thông hàng ngày.
Đường tỉnh 391 được thiết kế là đường cấp 4 đồng bằng, có chiều dài khoảng 33km, rộng khoảng 8m, không có dải phân cách cứng giữa 2 làn đường, cùng với nhiều trường học, nhà dân 2 bên đường nên khi lượng xe tải trọng lớn tràn vào tuyến đường này đã gây nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao.
Chị Phạm Thị Điệp, làm việc tại Công ty Young Tech Việt Nam đóng tại xã Văn Tố huyện Tứ Kỳ bức xúc: "Trên đoạn đường này có rất nhiều công ty và lượng công nhân đi lại trên đường mỗi ngày rất nhiều. Lượng xe trọng tải lớn đi lại nhiều như vậy rất nguy hiểm và dễ gây ra tai nạn. Như nhà tôi ở ngay cạnh đường nên đêm đến không ngủ được, trẻ con thường xuyên giật mình thức giấc do xe chạy rầm rập cả đêm."
Ông Lê Đình Long, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hải Dương cho biết lưu lượng xe trung bình lưu thông qua tuyến đường 391 trong năm 2015 chỉ là 806 xe con quy đổi/ngày đêm (trong đó, xe tải trung 2 trục là 180, xe tải nặng 3 trục là 25, xe 4 trục trở lên là 37), riêng xe container là 9 xe/ngày đêm.
Nhưng chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, lượng xe đã hơn 6.480 xe con quy đổi ngày đêm (trong đó, xe tải trung 2 trục là 830 xe, xe tải nặng 3 trục là 305 xe, xe tải 4 trục trở lên là 2.513 xe); riêng xe container là 628 xe/ngày đêm.
Đặc biệt, chỉ tính riêng trong 3 ngày từ 24-26/3 tới, Sở Giao thông Vận tải Hải Dương tổ chức đếm xe đột xuất đã cho một kết quả "khủng" là có hơn 9.730 ôtô qua đường tỉnh 391/ngày đêm; trong đó, có 1.000 xe con, 1.127 xe tải nhẹ, 605 xe tải trung 2 trục, 143 xe tải nặng 3 trục, 5.831 xe tải 4 trục trở lên, còn lại là xe khách...
Riêng lưu lượng container là 1.458 xe/ngày đêm, tập trung nhiều nhất vào các thời điểm 2 đến 4 giờ, 5 đến 7 giờ và 12 đến 16 giờ.
Như vậy, lưu lượng xe con quy đổi thực tế gấp hơn 3 lần so với thiết kế của đường tỉnh 391 (tối đa thiết kế đường 391 chỉ cho phép 3.000 xe con qui đổi/ngày đêm theo TCVN 4054:2005) và có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt, lưu lượng container tăng đột biến khiến tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân 2 bên đường, làm hư hỏng kết cấu, nền đường và mặt đường.
Lý giải cho nguyên nhân xe trọng tải lớn tràn vào đường tỉnh 391, ông Lê Đình Long chia sẻ: Trước đây Tổng cục đường bộ Việt Nam phân luồng thi công thảm lại mặt đường bê tông nhựa đoạn tuyến Quốc lộ 5 đi qua địa bàn thành phố Hải Phòng.
Xe container đi từ cảng Đình Vũ đi Hà Nội phân luồng theo hướng Quốc lộ 10 - đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng nhưng các phương tiện lại chỉ đi theo đường Quốc lộ 10-Quý Cao (Hải Dương)- đường 391.
Và nguyên nhân chính là do từ ngày 1/1 vừa qua, phí đường bộ qua các trạm thu phí trên Quốc lộ 5 tăng cao và phí đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng cao nên phương tiện đã đi theo hướng Quốc lộ 10-Quý Cao, Tứ Kỳ-đường tỉnh 391-thành phố Hải Dương-Quốc lộ 5. Nếu đi theo đường này các xe sẽ" né" được trạm thu phí ở Quán Toan, Hải Phòng.
Mức thu cụ thể, theo Thông tư 153/2015/TT-BTC ngày 2/10/2015 của Bộ Tài chính mức thu phí Quốc lộ 5 được chia thành 2 giai đoạn.
Cụ thể từ 1/12/2015 đến 31/3 vừa qua, mức thu phí cho xe dưới 12 chỗ và xe tải dưới 2 tấn là 30.000 đồng/lượt, tăng gấp 3 lần so với trước, mức cao nhất với xe trên 18 tấn là 160.000 đồng/lượt, tăng gấp 2 lần; từ sau 31/3 vừa qua, mức tăng phí lên tương ứng là 45.000 đồng/lượt và 200.000 đồng/lượt, tăng thêm 1,5 lần.
Còn trên tuyến đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, từ mức phí trước 31/3 vừa qua cho xe dưới 12 chỗ và xe tải dưới 2 tấn là 160.000 đồng/lượt, mức cao nhất với xe trên 18 tấn là 840.000 đồng/lượt. Và sau 31/3 năm nay, mức phí tăng trung bình 25%/lượt so với xe dưới 12 chỗ đến dưới 18 tấn và giảm xuống 760.000 đồng/lượt cho xe trên 18 tấn và xe container.
Đi tìm lời giải
Theo thống kê, dọc hai bên tuyến đường 391 có khá nhiều nhà máy, xí nghiệp và trường học với lượng học sinh gần 1,5 vạn và trên 2,2 vạn công nhân. Vào giờ cao điểm, lưu lượng người lưu thông trên tuyến này khoảng 3 vạn người.
Với lưu lượng người lớn và xe quá lưu lượng thì ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, đời sống sinh hoạt, đặc biệt là sinh hoạt của người dân nhất là người lớn tuổi, trẻ nhỏ sinh sống hai bên tuyến đường do xe tải trọng lớn hoạt động suốt cả đêm.
Trước tình hình trên, để đảm bảo an toàn giao thông, Ban An toàn giao thông tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với Công an huyện Tứ Kỳ tăng cường kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe nhất là xe container trên đường tỉnh 391; Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Hải Dương phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông huyện Tứ Kỳ xử lý nghiêm các phương tiện gây mất an toàn giao thông, chở hàng quá tải, chạy quá tốc độ.
Đồng thời, các lực lượng chức năng cũng tăng cường tuyên truyền cho lái xe và các hộ dân 2 bên đường, các em học sinh, công nhân làm việc tại các nhà máy thực hiện nghiêm các quy định về an toàn khi tham gia giao thông. Chỉ tính riêng từ 1/1 vừa qua đến nay, các lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương đã xử lý 328 trường hợp vi phạm, xử phạt trên 300 triệu đồng.
Cùng với đó, từ ngày mai (15/4), tỉnh Hải Dương sẽ tiến hành cắm biển hạn chế xe từ 4 trục trở lên vào các giờ cao điểm là từ 6-8 giờ, 16-20 giờ. Và từ sau ngày 20/4 tới, nếu xe từ 4 trục trở lên lưu thông vào những khoảng thời gian trên sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nhưng đó cũng chỉ là những giải pháp tình thế, để giải quyết triệt để nhằm cứu lấy hạ tầng hệ thống giao thông của Hải Dương, ông Lê Đình Long, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hải Dương cho biết tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải xem xét giảm mức phí trên cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và trên Quốc lộ 5 để làm sao phát huy tác dụng của hệ thống đường cao tốc vì đường thiết kế ra như thế mà không thu hút được xe vào thì gây lãng phí nguồn lực.
Đồng thời, xe không đi ở đường cao tốc và đường Quốc lộ 5 mà đi vào đường địa phương thì phá hoại đường địa phương làm hạ tầng đường địa phương nhanh xuống cấp hơn.
Ông Long cũng chia sẻ: Nếu mức phí quá cao, không xe tải nào đi vào đường cao tốc và không có xe thì làm sao thu được tiền. Thế nên nếu đưa ra giá hợp lý, xe tải đi vào đường cao tốc vừa tiết kiệm được chi phí xã hội, vừa tiết kiệm xăng, thời gian, lợi ích xã hội và chủ đầu tư là Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) cũng thu được phí nhiều hơn còn hơn không thu được khoản nào như bây giờ."
Hải Dương cũng đang tổ chức khảo sát và sẽ có văn bản đề xuất giảm mức phí là bao nhiêu cho hợp lý, ông Long nói.
Oằn mình gánh xe tải trọng lớn
Có mặt trên tuyến đường 391 vào những ngày này, chúng tôi thực sự bàng hoàng với lượng xe trọng tải lớn lưu thông hàng ngày.
Đường tỉnh 391 được thiết kế là đường cấp 4 đồng bằng, có chiều dài khoảng 33km, rộng khoảng 8m, không có dải phân cách cứng giữa 2 làn đường, cùng với nhiều trường học, nhà dân 2 bên đường nên khi lượng xe tải trọng lớn tràn vào tuyến đường này đã gây nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao.
Chị Phạm Thị Điệp, làm việc tại Công ty Young Tech Việt Nam đóng tại xã Văn Tố huyện Tứ Kỳ bức xúc: "Trên đoạn đường này có rất nhiều công ty và lượng công nhân đi lại trên đường mỗi ngày rất nhiều. Lượng xe trọng tải lớn đi lại nhiều như vậy rất nguy hiểm và dễ gây ra tai nạn. Như nhà tôi ở ngay cạnh đường nên đêm đến không ngủ được, trẻ con thường xuyên giật mình thức giấc do xe chạy rầm rập cả đêm."
Ông Lê Đình Long, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hải Dương cho biết lưu lượng xe trung bình lưu thông qua tuyến đường 391 trong năm 2015 chỉ là 806 xe con quy đổi/ngày đêm (trong đó, xe tải trung 2 trục là 180, xe tải nặng 3 trục là 25, xe 4 trục trở lên là 37), riêng xe container là 9 xe/ngày đêm.
Nhưng chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, lượng xe đã hơn 6.480 xe con quy đổi ngày đêm (trong đó, xe tải trung 2 trục là 830 xe, xe tải nặng 3 trục là 305 xe, xe tải 4 trục trở lên là 2.513 xe); riêng xe container là 628 xe/ngày đêm.
Đặc biệt, chỉ tính riêng trong 3 ngày từ 24-26/3 tới, Sở Giao thông Vận tải Hải Dương tổ chức đếm xe đột xuất đã cho một kết quả "khủng" là có hơn 9.730 ôtô qua đường tỉnh 391/ngày đêm; trong đó, có 1.000 xe con, 1.127 xe tải nhẹ, 605 xe tải trung 2 trục, 143 xe tải nặng 3 trục, 5.831 xe tải 4 trục trở lên, còn lại là xe khách...
Riêng lưu lượng container là 1.458 xe/ngày đêm, tập trung nhiều nhất vào các thời điểm 2 đến 4 giờ, 5 đến 7 giờ và 12 đến 16 giờ.
Như vậy, lưu lượng xe con quy đổi thực tế gấp hơn 3 lần so với thiết kế của đường tỉnh 391 (tối đa thiết kế đường 391 chỉ cho phép 3.000 xe con qui đổi/ngày đêm theo TCVN 4054:2005) và có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt, lưu lượng container tăng đột biến khiến tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân 2 bên đường, làm hư hỏng kết cấu, nền đường và mặt đường.
Lý giải cho nguyên nhân xe trọng tải lớn tràn vào đường tỉnh 391, ông Lê Đình Long chia sẻ: Trước đây Tổng cục đường bộ Việt Nam phân luồng thi công thảm lại mặt đường bê tông nhựa đoạn tuyến Quốc lộ 5 đi qua địa bàn thành phố Hải Phòng.
Xe container đi từ cảng Đình Vũ đi Hà Nội phân luồng theo hướng Quốc lộ 10 - đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng nhưng các phương tiện lại chỉ đi theo đường Quốc lộ 10-Quý Cao (Hải Dương)- đường 391.
Và nguyên nhân chính là do từ ngày 1/1 vừa qua, phí đường bộ qua các trạm thu phí trên Quốc lộ 5 tăng cao và phí đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng cao nên phương tiện đã đi theo hướng Quốc lộ 10-Quý Cao, Tứ Kỳ-đường tỉnh 391-thành phố Hải Dương-Quốc lộ 5. Nếu đi theo đường này các xe sẽ" né" được trạm thu phí ở Quán Toan, Hải Phòng.
Mức thu cụ thể, theo Thông tư 153/2015/TT-BTC ngày 2/10/2015 của Bộ Tài chính mức thu phí Quốc lộ 5 được chia thành 2 giai đoạn.
Cụ thể từ 1/12/2015 đến 31/3 vừa qua, mức thu phí cho xe dưới 12 chỗ và xe tải dưới 2 tấn là 30.000 đồng/lượt, tăng gấp 3 lần so với trước, mức cao nhất với xe trên 18 tấn là 160.000 đồng/lượt, tăng gấp 2 lần; từ sau 31/3 vừa qua, mức tăng phí lên tương ứng là 45.000 đồng/lượt và 200.000 đồng/lượt, tăng thêm 1,5 lần.
Còn trên tuyến đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, từ mức phí trước 31/3 vừa qua cho xe dưới 12 chỗ và xe tải dưới 2 tấn là 160.000 đồng/lượt, mức cao nhất với xe trên 18 tấn là 840.000 đồng/lượt. Và sau 31/3 năm nay, mức phí tăng trung bình 25%/lượt so với xe dưới 12 chỗ đến dưới 18 tấn và giảm xuống 760.000 đồng/lượt cho xe trên 18 tấn và xe container.
Đi tìm lời giải
Theo thống kê, dọc hai bên tuyến đường 391 có khá nhiều nhà máy, xí nghiệp và trường học với lượng học sinh gần 1,5 vạn và trên 2,2 vạn công nhân. Vào giờ cao điểm, lưu lượng người lưu thông trên tuyến này khoảng 3 vạn người.
Với lưu lượng người lớn và xe quá lưu lượng thì ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, đời sống sinh hoạt, đặc biệt là sinh hoạt của người dân nhất là người lớn tuổi, trẻ nhỏ sinh sống hai bên tuyến đường do xe tải trọng lớn hoạt động suốt cả đêm.
Trước tình hình trên, để đảm bảo an toàn giao thông, Ban An toàn giao thông tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với Công an huyện Tứ Kỳ tăng cường kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe nhất là xe container trên đường tỉnh 391; Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Hải Dương phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông huyện Tứ Kỳ xử lý nghiêm các phương tiện gây mất an toàn giao thông, chở hàng quá tải, chạy quá tốc độ.
Đồng thời, các lực lượng chức năng cũng tăng cường tuyên truyền cho lái xe và các hộ dân 2 bên đường, các em học sinh, công nhân làm việc tại các nhà máy thực hiện nghiêm các quy định về an toàn khi tham gia giao thông. Chỉ tính riêng từ 1/1 vừa qua đến nay, các lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương đã xử lý 328 trường hợp vi phạm, xử phạt trên 300 triệu đồng.
Cùng với đó, từ ngày mai (15/4), tỉnh Hải Dương sẽ tiến hành cắm biển hạn chế xe từ 4 trục trở lên vào các giờ cao điểm là từ 6-8 giờ, 16-20 giờ. Và từ sau ngày 20/4 tới, nếu xe từ 4 trục trở lên lưu thông vào những khoảng thời gian trên sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nhưng đó cũng chỉ là những giải pháp tình thế, để giải quyết triệt để nhằm cứu lấy hạ tầng hệ thống giao thông của Hải Dương, ông Lê Đình Long, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hải Dương cho biết tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải xem xét giảm mức phí trên cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và trên Quốc lộ 5 để làm sao phát huy tác dụng của hệ thống đường cao tốc vì đường thiết kế ra như thế mà không thu hút được xe vào thì gây lãng phí nguồn lực.
Đồng thời, xe không đi ở đường cao tốc và đường Quốc lộ 5 mà đi vào đường địa phương thì phá hoại đường địa phương làm hạ tầng đường địa phương nhanh xuống cấp hơn.
Ông Long cũng chia sẻ: Nếu mức phí quá cao, không xe tải nào đi vào đường cao tốc và không có xe thì làm sao thu được tiền. Thế nên nếu đưa ra giá hợp lý, xe tải đi vào đường cao tốc vừa tiết kiệm được chi phí xã hội, vừa tiết kiệm xăng, thời gian, lợi ích xã hội và chủ đầu tư là Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) cũng thu được phí nhiều hơn còn hơn không thu được khoản nào như bây giờ."
Hải Dương cũng đang tổ chức khảo sát và sẽ có văn bản đề xuất giảm mức phí là bao nhiêu cho hợp lý, ông Long nói.