Năng lượng, bài toán then chốt trong cách mạng 4.0
Đến năm 2030, Việt Nam được dự đoán là một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới. Khi đó, 40% GDP Việt Nam đến từ công nghiệp, hơn 50 triệu người Việt sử dụng điện thoại thông minh và 5G.
Thế giới đang thay đổi quá nhanh và Việt Nam thậm chí còn nhanh hơn. Theo đó, nhu cầu sử dụng điện đang gia tăng nhanh chóng.
Nguồn cung điện hiện không theo kịp với nhu cầu cao hiện tại, mặc dù sản lượng điện thực tế năm 2019 đã tăng hơn 10,7% so với năm 2018.
Song song với gia tăng của nhu cầu sử dụng, ngành công nghiệp điện còn đang đối mặt với hàng loạt thách thức từ các quy định ngày càng nghiêm ngặt hơn về tính an toàn, về bảo vệ môi trường, hài hòa với mục tiêu phát triển bền vững.
Để giải quyết loạt bài toán thiếu điện, các doanh nghiệp đang từng bước chuyển đổi kỹ thuật số để tối ưu hóa các mô hình kinh doanh và giảm sử dụng năng lượng, giảm thiểu lượng khí cacbon thải ra môi trường.
“Sự chuyển đổi này xuất phát từ nhu cầu năng lượng đang gia tăng, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển nhanh như Việt Nam, với sự gia tăng dân số và công nghiệp hóa mạnh mẽ.
Nhìn tổng quan trên thị trường năng lượng, chúng ta cũng thấy có sự chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng năng lượng tái tạo.
Nguồn năng lượng tái tạo được phân bổ rộng rãi, giúp cân đối giữa nhu cầu và nguồn cung. Chúng ta cần số hóa để kết nối người dùng và nhu cầu của họ trong thời gian thực”, ông Luc Remont, Phó chủ tịch điều hành hoạt động quốc tế, Tập đoàn Schneider Electric phát biểu trong chuyến công tác tại Việt Nam mới đây.
Số hóa để dẫn đầu và phát triển bền vững
Khi công nghệ được liên kết chặt chẽ với các mô hình kinh doanh và môi trường thì việc tăng năng suất, giảm chi phí và thân thiện với môi trường là điều hoàn toàn có thể. Như xu thế tất yếu, trong cuộc chuyển đổi này, quản lý năng lượng và tự động hóa là trung tâm.
Trên tất cả các lĩnh vực và khu vực địa lý, công nghệ kỹ thuật số đã và đang tạo ra các mô hình kinh doanh mới, nâng cao trải nghiệm khách hàng và đóng góp cho sự phát triển trong tương lai.
Là tập đoàn dẫn đầu trong chuyển đổi kỹ thuật số về quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric thấu hiểu “số hóa là hiện tại, năng lượng là tương lai” và đã sẵn sàng cho sự phát triển bền vững với giải pháp chủ chốt là EcoStruxture.
EcoStruxure hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả, tăng tính linh hoạt và độ tin cậy trong vận hành hệ thống sản xuất - kinh doanh của mình.
Mỗi sản phẩm hoặc giải pháp mới của Schneider Electric đều được kết nối với hệ thống EcoStruxure, từ đó dễ dàng quản lý và nâng cấp. Điều này góp phần tạo nên một hệ sinh thái gắn kết, tương trợ và từ đó tạo nên một tương lai năng lượng bền vững.
“Năng lượng bền vững là trọng tâm phát triển công nghệ của Schneider Electric. Có nhiều khía cạnh khác nhau khi đề cập đến sự bền vững, trong đó chúng tôi đang hướng đến hiệu quả trong sử dụng năng lượng, đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được xuyên suốt và bảo vệ con người khỏi những sự cố nguy hiểm.
Chúng tôi cũng hướng đến các giải pháp sản sinh ít khí CO2 ra môi trường nhưng hiệu quả sử dụng năng lượng gấp 2 lần. Đó là thử thách mà chúng tôi đang đảm nhận”, ông Luc Remont chia sẻ.
Mới đây, Tập đoàn Schneider Electric đã ra mắt thế hệ mới nhất của dòng máy cắt hạ thế huyền thoại Masterpact - máy cắt không khí Masterpact™ MTZ tại thị trường Việt Nam.
Máy cắt không khí Masterpact MTZ tối ưu hóa trong thời gian hoạt động và hiệu quả năng lượng, bởi giải pháp Ethernet đính trên bo mạch cùng tính năng đo lường với độ chính xác Class1 (≤1% lỗi) trong mỗi thiết bị.
Masterpact MTZ còn cho phép điều khiển từ xa qua Bluetooth LE, sẵn sàng kết nối mọi lúc mọi nơi, giúp nhân viên bảo trì tránh xa vùng arc flash khi đang vận hành thiết bị. Với sự ra đời của các mô-đun kỹ thuật số, máy cắt Masterpact MTZ được thiết kế riêng cho mục đích ứng dụng và tùy chỉnh bất cứ lúc nào mà không thất thoát năng lượng.
Từ giai đoạn lắp đặt, vận hành, bảo trì và nâng cấp số, Masterpact MTZ giúp việc đảm bảo an toàn và kiểm soát mạch điện cho ứng dụng phân phối điện lớn và trọng yếu lên một tầm cao mới. Đồng thời, sản phẩm cũng dễ dàng được nâng cấp thông qua các phương thức số hóa để đạt hiệu quả cao nhất trong việc quản lý, vận hành.