Phạt 5 doanh nghiệp tại Hà Nội vi phạm quy định về thực phẩm chức năng

0:00 / 0:00
0:00
Các doanh nghiệp này có nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ/thực phẩm chức năng vi phạm về sản xuất, quảng cáo, buôn bán, bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) xử phạt với số tiền gần 300 triệu đồng.
Phạt 5 doanh nghiệp tại Hà Nội vi phạm quy định về thực phẩm chức năng

Cụ thể, trong gần 2 tháng (từ ngày 22/8 đến 11/10), Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt 5 doanh nghiệp với số tiền phạt là 295.625.000 đồng. Lũy kế từ đầu năm 2020 đến nay, Cục An toàn thực phẩm xử phạt 45 cơ sở với tổng số tiền trên 2,9 tỷ đồng.

Các công ty bị xử phạt gần đây gồm: Công ty TNHH Dược phẩm Pro cuộc sống xanh, tầng 6 tòa nhà MD Complex, số 68 Nguyễn Cơ Thạch, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Công ty này đã sản xuất sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm không phù hợp với mức công bố [lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Procumin (số lô: 04 06 19-4, NSX: 04 06 19, HSD: 04 06 22)].

Đồng thời, buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm không phù hợp với mức công bố [lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Procumin (số lô: 04 06 19-4, NSX: 04 06 19, HSD: 04 06 22)].

Công ty TNHH Thương mại Vinpharco, phòng 202, tầng 2, số nhà 27 tòa nhà văn phòng Hồng Hà, ngõ 109 đường Trường Chinh, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thạch Đan trên website phuongphapdotpha.com không phù hợp với các tài liệu theo quy định.

Công ty TNHH sản xuất và thương mại dược phẩm VACO, tầng 16, tòa nhà Intracom, số 33 Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khớp Khánh Vân trên website: doisongvasuckhoe.com mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.

Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khớp Khánh Vân trên website: doisongvasuckhoe.com sử dụng hình ảnh, uy tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm.

Công ty cổ phần ELEPHARMA, Số 5, ngõ 126, đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Scurma Fizzy trên các website http://scurmafizzy.com; http://dathang.scurmafizzy.com.vn/ gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Công ty TNHH thương mại MINHA, phòng 202, số nhà 10, ngõ 72 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hà Nội, quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khớp Khang Bình trên các website: http://www.nhathuockhangbinh.xyz, http://tinhhoadatviet.online gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đa số quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua môi trường mạng hiện nay đều không đúng công dụng thật của sản phẩm.

Thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe vốn là sản phẩm tốt với công dụng hỗ trợ người bệnh phục hồi trong quá trình điều trị bệnh, tăng sức đề kháng hoặc giảm bớt nguy cơ bệnh tật…

Vì vậy, người tiêu dùng không nên tẩy chay thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng cũng không tin vào quảng cáo sai sự thật chữa được bệnh của nhóm sản phẩm này.

Để mua được các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đảm bảo an toàn, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn và mua sản phẩm đã được cơ quan chức năng xác nhận cho phép lưu hành (sản phẩm có cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản phẩm đã được cấp công bố phù hợp quy định, ATTP); mua các sản phẩm rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, mua tại các cửa hàng có uy tín; kiểm tra nhãn mác, hạn sử dụng của sản phẩm.


Theo VGP

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục