Đề nghị thống nhất xử lý tội cho vay nặng lãi

(ĐTCK) Khó khăn của nền kinh tế 2013 làm xuất hiện nhiều biến tướng của vay nặng lãi, thậm chí là tội phạm lợi lợi dụng hợp đồng vay tài sản để chiếm đoạt tài sản của người dân.
Đề nghị thống nhất xử lý tội cho vay nặng lãi

Theo báo cáo của Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày trước Quốc hội sáng nay (28/10), các cơ quan điều tra, Viện, Tòa xác định hơn 3.100 vụ án trọng điểm trong năm 2013, tăng 21% so với năm ngoái.

Theo đó, năm 2013 tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, tội phạm tham nhũng gia tăng, tội phạm vi phạm các quy định về trật tự quản lý kinh tế tăng và tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội.

Các tranh chấp dân sự, tranh chấp hành chính gia tăng gây ra bức xúc cho dân và kéo theo nhiều hệ lụy. Xuất hiện tình trạng một số đối tượng cho vay nặng lãi chuyên nghiệp lợi dụng hợp đồng vay tài sản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Khiếu nại hành chính chủ yếu là về thu hồi dất đai, giải phóng mặt bằng, đền bù.

Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình đánh giá có một phần nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội khó khăn dẫn đến tội phạm cũng tăng theo.

Trước khó khăn của nền kinh tế năm 2013 đã xuất hiện ngày càng nhiều đối tượng cho vay nặng lãi chuyên nghiệp lợi dụng hợp đồng dân sự vay tài sản có thế chấp, tài sản bảo đảm bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chiếm đoạt tài sản của người dân. Trong khi đó, một mặt do hạn chế của các quy định pháp luật do khó khăn trong quá trình chứng minh nên các cơ quan tiến hành tố tụng có xu hướng dân sự hoác các vụ việc này.

Nhằm để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đề nghị Quôc hội trước mắt chỉ đạo các cơ quan thống nhất hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tội cho vay nặng lãi để tạo điều kiện để cơ quan bảo vệ pháp luật ngăn chặn tình trạng và về lâu dài sửa đổi điều luật theo hướng sửa đổi những yếu tố chưa phù hợp. Ví dụ như quy định về cho vay với mức lãi suất gấp 10 lần lãi suất cao nhất được pháp luật quy định trở lên, có tính chất bóc lột chuyên nghiệp nhằm đấu tranh với loại tội phạm này.

Về chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, Viện KSND Tối cao nhận định chất lượng hoạt động điều tra nâng lên, tiến độ nhanh hơn, công tác công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp đã hạn chế đáng kể tình trạng oan sai. Công tác xét xử tòa án được nâng cao chất lượng, không để xảy ra tình trạng án oán, hầu hết các án có hiệu lực đều được thi hành kịp thời. Nhiều tồn tại hạn chế từng bước được khắc phục, các chỉ tiêu, nhiệm vụ của NQ37 cơ bản được hoàn thành.

Tuy nhiên, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình thừa nhận, kết quả phát hiện vi phạm tôi phạm chưa tương xứng với tình hình thực tế, điều tra các vụ án tham nhũng lớn còn chậm, chất lượng chưa cao, còn xảy ra vi phạm tố tụng, hoạt động kiểm soát xét xử của tòa án, chất lượng tranh tụng của Kiểm soát viên chưa đấp ứng yêu cầu, số lượng án sử hủy do sai sót vẫn còn xảy ra. Nhiều việc dân sự, hình sự, hành chính để quá thời hạn giải quyết, thi hành án chưa đạt yêu cầu.

Về cơ cản, chất lượng các quyết định truy tố đạt mức độ cao, tỷ lệ giải quyết án của Viện kiểm soát đạt 93,3%, số án trả hồ sơ điều tra bổ sung giảm 0,07%, số bị can đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm hoặc hết thời hạn mà không chứng minh được tội phạm giảm mạnh ở cơ quan điều tra 49,3%, ở Viện kiểm sát giảm 51%.

Phối hợp giữa các cơ quan điều tra, tư pháp chặt chẽ hơn, đã xác định 3.100 vụ án trọng điểm tăng 21%, tổ chức 9.100 phiên tòa lưu động.

Hoàng Duy
Hoàng Duy

Tin cùng chuyên mục