Các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian vừa qua liên tục công bố, P/E của TTCK Việt Nam thấp nhất trong khu vực. Vậy nhưng, chứng khoán Việt Nam vẫn liên tục giảm điểm, trong khi chứng khoán thế giới lại không ngừng tăng. Lý giải tình trạng này, người viết xin so sánh với TTCK Thái Lan (SET).
Hiện tại, chỉ số P/E bình quân của các mã cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt
Nam
là 9,8 lần (ngày 16/11). Trong khi đó, P/E của TTCK Thái Lan là 15,4 lần (tháng 10/2010). Hiện P/E của TTCK Thái Lan còn cao hơn, vì gần đây thị trường này tiếp tục tăng, hấp dẫn dòng tiền "nóng" từ các thị trường phát triển, khiến cơ quan quản lý của nước này phải có những biện pháp kìm hãm như đánh thuế vốn. Về danh nghĩa, TTCK Việt
Nam
hấp dẫn hơn TTCK Thái Lan. Vậy nhưng, diễn biến chỉ số chứng khoán của hai thị trường thì hoàn toàn trái ngược. Chỉ số SET-Index của thị trường Thái Lan dốc lên, còn VN-Index của thị trường Việt
Nam
thì dốc xuống. SET-Index từ mức 732,28 điểm hồi đầu năm tăng lên 1.000,73 điểm vào ngày 16/11, tương đương tăng 36,6%, trong khi VN-Index thì giảm từ 517,05 điểm xuống 426,89 điểm, tương đương giảm 21,1%.
Tại sao vậy? Người viết cho rằng, cần so sánh P/E của TTCK với lãi suất huy động của các ngân hàng (đây là kênh đầu tư ít rủi ro và thường được nhà đầu tư so sánh để lựa chọn giữa gửi tiết kiệm và đầu tư chứng khoán).
Tại Việt
Nam
, lãi suất cơ bản đang là 9% (trước đó là 8%). Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam
phổ biến ở mức 12%/năm, tương đương với P/E là 8,3 lần (người viết sẽ gọi P/E quy đổi từ lãi suất ngân hàng là P/E tiền gửi). Như vậy, P/E của TTCK Việt
Nam
so với P/E tiền gửi là 9,8/8,3 (chưa tính đến những rủi ro thị trường mà nhà đầu tư phải gánh chịu), nhiều nhà đầu tư lựa chọn kênh gửi tiền hơn là đầu tư chứng khoán.
Còn tại Thái Lan, lãi suất cơ bản là 1,25%/năm. Lãi suất huy động cao nhất của NHTM Thái Lan là 2%/năm (kỳ hạn 1 năm), đó là trường hợp của Ngân hàng Kiatnakin Bank. Vậy P/E tiền gửi là 50 lần. Trong khi đó, P/E TTCK là 15,4 lần. Có thể thấy, đầu tư vào TTCK đem lại lợi nhuận lớn hơn nhiều so với gửi tiết kiệm (chênh lệch giữa 15,4 và 50 lần, đủ bù đắp những rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu).
Nhưng câu hỏi đặt ra là, lý do nào khiến nhà đầu tư nước ngoài vẫn đầu tư vào TTCK Việt
Nam
(mua ròng trong thời gian qua)? Rất đơn giản, tất cả đều nhận thấy nhà đầu tư nước ngoài tập trung mua các cổ phiếu blue-chip (vốn hóa lớn, tăng trưởng ổn định, có vị thế lớn trong ngành, thanh khoản tốt…). P/E nhóm cổ phiếu này tính đến ngày 16/11 là 14 lần, mặc dù cao hơn so với thị trường chung, nhưng so với P/E tiền gửi ở nước họ thì thấp hơn rất nhiều, trong khi cơ hội thị trường đối với nhóm cổ phiếu này là không nhỏ.