Ngày 20/1/2025, ông Donald Trump sẽ nhậm chức Tổng thống, trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ và là người lớn tuổi nhất tuyên thệ nhậm chức trong lịch sử.
Theo truyền thông địa phương, vào ngày nhậm chức, Tổng thống đắc cử và phu nhân sẽ dự lễ cầu nguyện tại nhà thờ và tiếp đến là dùng tiệc trà với Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Sau đó là nghi thức diễu hành đến Điện Capitol.
Lễ tuyên thệ nhậm chức dự kiến bắt đầu từ khoảng 11h30 - 12h trưa ngày 20/1 (giờ Washington), do Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ John Roberts điều hành. Lần đầu tiên trong vòng 40 năm qua, lễ nhậm chức tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong nhà do thời tiết giá lạnh.
Tối ngày 20/1 theo giờ địa phương, gia đình tân Tổng thống sẽ tham gia 3 buổi dạ tiệc chúc mừng lễ nhậm chức, gồm Dạ tiệc Nhậm chức tổng tư lệnh, Dạ tiệc Nhậm chức Tự do, Dạ tiệc Ánh sao. Ông Trump dự kiến có các bài phát biểu quan trọng tại 3 sự kiện này.
Một số nguồn tin cho biết, ông Trump sẽ ký một loạt sắc lệnh hoặc chỉ thị hành pháp ngay trong ngày 20/1, với số lượng văn bản được ký có thể lên đến trên 100. Đây là các sắc lệnh mà giới đầu tư toàn cầu rất quan tâm. Hiện chưa rõ ông sẽ thực hiện việc này vào thời điểm nào trong ngày.
Tiếp tục cập nhật...
Nội dung tường thuật
Trong ngày nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, thị trường tài chính Mỹ đã cho thấy những tín hiệu tích cực, phản ánh niềm tin của giới đầu tư vào các chính sách kinh tế sắp tới của tân Tổng thống.
|
Ông Bidens và ông Trump cùng vợ tại Nhà Trắng, trước khi vào trong uống trà. Ảnh: AP |
Mặc dù thị trường chứng khoán đóng cửa do nghỉ lễ Martin Luther King, nhưng giao dịch hợp đồng tương lai vẫn diễn ra với khối lượng hạn chế và cho thấy xu hướng tăng rõ rệt. Cụ thể, hợp đồng tương lai của chỉ số Dow Jones Industrial đã tăng 162 điểm, tương đương 0,4%. Tương tự, các hợp đồng tương lai của S&P 500 và Nasdaq 100 đều ghi nhận mức tăng 0,4%.
Đáng chú ý, Bitcoin đã thiết lập mức kỷ lục mới khi vượt ngưỡng 109.000 USD trong ngày thứ Hai (20/1/2025), cho thấy sự lạc quan của nhà đầu tư đối với tài sản số trong bối cảnh chính trị mới.
Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tâm lý thị trường tích cực là thông tin từ Wall Street Journal về việc ông Trump sẽ không ngay lập tức áp đặt thuế quan mới trong ngày đầu tiên nhậm chức. Thay vào đó, bản ghi nhớ thương mại sẽ tập trung vào việc yêu cầu điều tra các thực hành thương mại không công bằng và chính sách tiền tệ của Trung Quốc, Canada và Mexico.
Stanley Druckenmiller, Chủ tịch và CEO của Duquesne Family Office chia sẻ quan điểm tích cực về sự thay đổi này. Ông nhận định đây có thể là bước chuyển từ một chính quyền được xem là "chống doanh nghiệp nhất" sang một chính quyền có xu hướng ngược lại hoàn toàn. Theo Stanley Druckenmiller, các CEO đang trong tâm trạng từ nhẹ nhõm đến phấn khích trước những thay đổi sắp tới.
Trong ngày nhậm chức, Tổng thống Trump dự kiến sẽ công bố nhiều chính sách quan trọng, trong đó thu hút sự chú ý nhất là việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về năng lượng, nhằm mục tiêu giảm chi phí năng lượng. Quyết định này sẽ mở rộng các lựa chọn pháp lý cho phép hoạt động khoan dầu ở Alaska và các khu vực khác.
Ngoài ra, các hành động điều hành khác sẽ tập trung vào việc giảm quy định kinh doanh và điều chỉnh chính sách nhập cư.
Tuy nhiên, ông Druckenmiller cũng bày tỏ sự hận trọng về thị trường nói chung do tác động của việc lãi suất tăng. Điều này cho thấy dù triển vọng tích cực, các nhà đầu tư vẫn cần cân nhắc các yếu tố rủi ro tiềm ẩn trong môi trường đầu tư mới.
Ông Donald Trump và bà Melania Trump đã đến Nhà thờ St John để tham dự buổi lễ trước lễ nhậm chức.
|
Ông Donald Trump và bà Melania Trump đã đến Nhà thờ |
Phó tổng thống mới đắc cử JD Vance và vợ ông là bà Usha Vance cũng được chụp ảnh khi đến nhà thờ.
|
Phó tổng thống mới đắc cử JD Vance và vợ ông là bà Usha Vance đã xuất hiện |
Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos và Giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã có mặt bên trong Nhà thờ St. John.
Sau buỗi lễ tại nhà thờ, Tổng thống đắc cử và phu nhân sẽ dùng tiệc trà với Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Sau đó là nghi thức diễu hành đến Điện Capitol.
Lễ tuyên thệ nhậm chức dự kiến bắt đầu từ khoảng 11h30 - 12h trưa ngày 20/1 (giờ Washington), do Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ John Roberts điều hành. Lần đầu tiên trong vòng 40 năm qua, lễ nhậm chức tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong nhà do thời tiết giá lạnh.
|
Một người ủng hộ Trump chụp ảnh bên ngoài Điện Capitol ở Washington DC |
Sau khi tuyên thệ, ông Trump sẽ đọc diễn văn nhậm chức và được các mục sư làm lễ ban phước. Tiếp theo đó là lễ chia tay chính thức của Tổng thống và Phó tổng thống mãn nhiệm, và ông Biden cùng bà Kamala Harris sẽ rời khỏi Điện Capitol.
Ủy ban nhậm chức Trump-Vance đã kêu gọi được hơn 170 triệu USD phục vụ cho công tác nhậm chức của Tổng thống Donald Trump. Con số này vượt trội so với mức 53 triệu USD mà cựu Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi được năm 2009.
Các nhà tài trợ doanh nghiệp lớn bao gồm 5 công ty công nghệ lớn nhất thế giới, mỗi công ty đóng góp ít nhất 1 triệu USD. Trong đó, Microsoft đã tăng gấp đôi khoản đóng góp thông thường lên mức 1 triệu USD, trong khi Google tăng gấp ba lần khoản đóng góp truyền thống từ 285.000 USD lên 1 triệu USD.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ô tô đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ, khi các công ty Toyota, Ford và General Motors mỗi công ty quyên góp 1 triệu USD. Những nhà tài trợ lớn khác bao gồm Pfizer, Hims & Hers, Intuit và Robinhood, đã quyên góp 2 triệu USD.
Buổi lễ nhậm chức của ông Trump sẽ quy tụ nhiều CEO các tập đoàn công nghệ hàng đầu. Theo đó, bục khai mạc có thể có sự hiện diện của CEO TikTok - Shou Zi Chew; CEO Meta - Mark Zuckerberg; CEO Amazon - Jeff Bezos; và tất nhiên là sự góp mặt của CEO X và Tesla - Elon Musk ở vị trí danh dự. Bên cạnh đó, CEO của Coinbase - Brian Armstrong đã được mời nhưng không rõ liệu có tham dự hay không, theo Bloomberg đưa tin.
|
CEO Tesla Elon Musk là một trong những tỷ phú thân cận bậc nhất với Tổng thống Trump |
Bên cạnh đó, các cựu tổng thống Mỹ đều dự kiến sẽ tham dự bao gồm: Barack Obama (mặc dù bà Michelle Obama đã từ chối), Joe và Jill Biden, Bill và Hillary Clinton, George W và Laura Bush.
Nhóm của ông Trump cũng đã gửi lời mời đến một số nhà lãnh đạo nước ngoài bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Tổng thống El Salvador Nayib Bukele; Thủ tướng Hungary Viktor Orbán; và Tổng thống Argentina Javier Milei. Cựu chủ tịch Hạ viện và đảng viên Dân chủ California Nancy Pelosi cho biết bà sẽ không tham dự.
Trong thời gian chờ nhậm chức chính thức (20/1/2025), ông Donald Trump đã tiếp tục có các phát ngôn liên quan tới những kể hoạch sẽ triển khai trong chiến dịch MAGA (Make America Great Again).
|
Tổng thống Donald Trump đã đề ra một loạt các hành động vào "Ngày đầu tiên" |
Cụ thể, trong buổi phòng vấn với chương trình "Meet the Press" của NBC News, Tổng thống Donald Trump đã đề ra một loạt các hành động vào "Ngày đầu tiên" (Day One) nhắm hiện thực hóa cam kết của ông trong chiến dịch tranh cử. Các để xuất này bao gồm:
Thứ nhất, về di cư và an ninh biên giới: Ông Trump dự định thực hiện chương trinh trục xuất quy mô lớn đổi với người nhập cư bất hợp pháp, bắt đầu với những người có tiền án tội phạm, nhưng có thể mở rộng đối tượng này. Bên cạnh đó, ông Trump sẽ tái áp dụng các chính sách biên giới nghiêm ngặt, bao gồm chương trình "Remain in Mexico”, yêu cầu người xin tị nạn chờ tại Mexico trong khi đơn xin tị nạn được xử lý.
Thứ hai, chính sách năng lượng: Ông Trump cam kết thúc đẩy sản xuất năng lượng trong nước, mở rộng khoan dầu và khí đốt ở các vùng đất và vùng biển thuộc sở hữu liên bang, đồng thời phản đối các sáng kiến năng lượng sạch như các dự án điện gió ngoài khơi.
Ông cũng sẽ hủy bỏ các quy định mà ông cho là cản trở độc lập năng lượng, nhằm giảm chi phí năng lượng và lạm phát.
Thứ ba, thương mại và thuế quan: Ông Trump nhắc lại trong buổi phỏng vấn về dự định áp dụng mức thuế quan (tariff) 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada để gây áp lực giải quyết vấn để buôn lậu ma túy và vượt biên trái phép. Ngoài ra, ông Trump cũng gợi ý về việc đàm phán lại sớm Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) nhằm củng cố chính sách "Nước Mỹ trên hết" của ông.
Đáng chú ý, đề xuất áp thêm thuế quan quan với hàng hóa Trung Quốc, nâng tổng mức thuế quan trung bình áp cho hàng hoá Trung Quốc lên 35%.
Bên cạnh đó là một số thay đổi về chính sách chăm sóc sức khoẻ và các chương trình xã hội, các sáng kiến bao gồm cải cách di cư, thông điệp hoà hợp.
Trong phiên giao dịch châu Á ngày 20/1, giá của đồng tiền điện tử thông dụng nhất - Bitcoin đã vượt mốc 109.000 USD trước thềm lễ nhậm chức của ông Donald Trump, phán ánh sự lạc quan của thị trường về chính sách tiền điện tử của tân Tổng thống Mỹ.
Vào ngày 19/1, ông Trump đã nhấn mạnh về hiệu suất kỷ lục của đồng Bitcoin cũng như thị trường chứng khoán Mỹ ở giai đoạn vừa qua. Mặc dù có sự sụt giảm ngắn hạn xuống gần 100.000 USD do ảnh hưởng từ việc ra mắt meme coin của đệ nhất phu nhân Melania Trump, nhưng sau đó đà tăng lại được duy trì.
Sự sôi động của Bitcoin và thị trường tiền điện tử đến từ những cam kết mạnh mẽ của ông Trump về việc biến Mỹ thành "thủ đô tiền điện tử của thế giới" và thiết lập "kho dự trữ Bitcoin chiến lược quốc gia".
Giới chuyên gia nhận định, sự ra mắt của các meme coin như $TRUMP và MELANIA, cùng với việc ưu tiên phát triển ngành công nghiệp tiền điện tử, là những tín hiệu tích cực cho thị trường tài sản số, cũng như tạo động lực mạnh mẽ cho xu hướng tăng giá của Bitcoin trong thời gian tới, đặc biệt ở bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang thể hiện sức mạnh trong dài hạn.
Ngày 17/1, ông Donald Trump đã chính thức ra mắt đồng tiền điện tử mang tên $Trump.
Đồng tiền điện tử được Tổng thống Donald Trump phát hành trên Solana, lấy cảm hứng từ thông điệp “Fight, Fight, Fight” trong vụ “ám sát hụt” hồi tháng 7 năm ngoái đã nhanh chóng tạo ra một cơn sốt trên thị trường. Chỉ trong một giờ đầu tiên, giá $Trump đã đạt mức vốn hóa “khủng” 3,5 tỷ USD.
Cộng đồng đầu tư tài sản ảo nhanh chóng cảm giác FOMO và tích cực mua meme coin này, đẩy khối lượng giao dịch lên gần 420 triệu USD.
Theo đó, đồng tiền số của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo nên một cơn sốt đáng chú ý trên thị trường tiền điện tử, với giá trị thị trường tăng vọt lên 5,6 tỷ đô la chỉ trong vài ngày sau khi ra mắt.
Thông tin ra mắt đồng $Trump được đăng trên nền tảng Truth Social của chính ông Trump sáng lập. Trong bài đăng, ông kêu gọi người hâm mộ nhanh chóng sở hữu token qua trang web chính thức của dự án trước khi đợt mở bán kéo dài 48 giờ kết thúc.
|
Bài đăng của ông Trump khi ra mắt đồng tiền số $Trump |
Tiếp theo, đến ngày 20/1, đà tăng của đồng $Trump đã bị chặn đứng bởi đồng tiền điện tử được phát hành bởi tân Đệ nhất phu nhân Melania Trump có tên MELANIA. Điều này đã khiến đồng Trump có thời điểm giảm sâu khoảng 45% sau đó.
Đồng tiền số của tân Tổng thống Mỹ và phu nhân không chỉ là một hiện tượng tài chính mà còn làm dấy lên nhiều tranh cãi về đạo đức và xung đột lợi ích. Các tổ chức liên quan đến ông Trump sở hữu phần lớn token và có thể thu về khoản lợi nhuận khổng lồ, ít nhất là trên lý thuyết. Điều này khiến các cơ quan giám sát và các tổ chức bày tỏ quan ngại sâu sắc.
Các cơ quan này cho rằng đây là hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức mới nhất của tổng thống đắc cử, đặc biệt khi xét đến khả năng thu lợi nhuận nhanh chóng từ tiền điện tử và mối quan hệ với các chính phủ nước ngoài.
Động thái này được xem là mở rộng thêm danh mục kinh doanh gây tranh cãi của gia đình ông Trump, sau các hoạt động bất động sản và NFT trước đây.