Ông Tô Hải, CEO Chứng khoán Bản Việt: Thị phần môi giới hiện nay ảo khá nhiều

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo VCSC, sự tham gia của các nhà đầu tư F0 không tác động lớn tới nghẽn lệnh, thật ra là sản phẩm phái sinh đi kèm chứng khoán cơ sở là nguyên nhân chính.
Theo ông Tô Hải, thị phần là con số dễ nói, nhưng khoảng 3-4 năm nay, VCI không quan tâm tới thị phần. Theo ông Tô Hải, thị phần là con số dễ nói, nhưng khoảng 3-4 năm nay, VCI không quan tâm tới thị phần.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 diễn ra chiều 9/4, trả lời cổ đông về vấn đề giảm sút thị phần của Chứng khoán Bản Việt (VCSC - mã chứng khoán: VCI), Tô Hải, Tổng giám đốc VCSC cho biết, thị phần không còn quá quan trọng mà ảo khá là nhiều.

Năm 2020, VCI tụt thị phần môi giới từ thứ 3 xuống thứ 4. Đặc thù năm 2020 có một số công ty chứng khoán vượt lên tốt. Các sản phẩm phái sinh gắn với chứng khoán cơ sở có giao dịch bùng nổ, dẫn đến nghẽn lệnh ở HOSE. Theo VCI, sự tham gia của các nhà đầu tư F0 không tác động lớn tới nghẽn lệnh, thật ra là sản phẩm phái sinh đi kèm chứng khoán cơ sở là nguyên nhân chính.

Thị phần môi giới theo quan điểm của ông Tô Hải không quá quan trọng mà tập trung làm ra lợi nhuận của mảng môi giới, duy trì hoạt động của các mảng trụ cột như tư vấn, margin, đầu tư.

Với VCI, mảng môi giới nhà đầu tư nước ngoài là quan trọng nhất, mang lại lợi nhuận cao, biên lợi nhuận cao, giá trị giao dịch ổn định. Năm 2020, VCI có thị phần dẫn đầu ở khối khách hàng này, 28,5%. Đây là phân khúc mà các công ty chứng khoán mới nổi không chen chân vào được trên thị trường chứng khoán cơ sở.

Trong giai đoạn tới, Công ty có thể rớt khỏi top 5 thị phần, nhưng vẫn sẽ tập trung duy trì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu môi giới đạt cao nhất.

Theo ông Tô Hải, ông có góc nhìn khác về thị phần. Thật ra, thị phần là con số dễ nói, nhưng khoảng 3-4 năm nay, VCI không quan tâm tới thị phần.

Hiện tại, các công ty chứng khoán đang thực hiện mua cổ phiếu cơ sở và short sell bằng chỉ số cơ sở để nâng thị phần. ROE mục tiêu của VCI phải đạt khoảng trên 20% thì các khoản đầu tư sinh lời phải 30% thì mới tham gia.

Hiện có tự doanh nhiều công ty chấp nhận tham gia nhưng nếu nhìn kỹ thì dù thị phần cao nhưng lợi nhuận môi giới rất thấp. Trong khi tỷ suất lợi nhuận của VCI đạt khoảng 40%, lợi nhuận hơn 100 tỷ đồng, còn hầu hết công ty chứng khoán có thị phần lớn đang lỗ mảng môi giới.

Hình ảnh ông Hải minh hoạ về thị phần môi giới

Hình ảnh ông Hải minh hoạ về thị phần môi giới

Do đó, con số thị phần không phải là thị phần. Phương thức giành thị phần có thể theo hình thức phát triển công ty, hạ gục đối thủ lúc đó có thể tăng giá. Nhưng chứng khoán là ngành đặc biệt, muốn giữ khách hàng thì phải nâng cao chất lượng dịch vụ, muốn thế phải có tiền, muốn có tiền thì kinh doanh phải sinh lời. Do đó, VCSC sẽ không chạy theo thị phần mà tập trung vào tỷ suất lợi nhuận. Nếu cứ cạnh tranh bằng hạ giá, giảm phí, đến khi không giảm được nữa, hoặc có công ty khác giảm mạnh hơn, khách hàng cũng sẽ dễ rời bỏ.

“Do đó, theo tôi con đường duy nhất là tập trung vào chất lượng dịch vụ, và đây là con đường VCI đi, dù thị phần có giảm đến đâu. Tôi vẫn thường nói với nhân viên, công ty chúng ta là kinh doanh chứ không phải làm showbiz để mà đánh bóng tên tuổi. Với VCI, chỉ cần tăng chất lượng dịch vụ sẽ giữ chân được khách hàng, song song tăng được hiệu suất sinh lời thực cho công ty”, ông Hải nói.

Phan Hằng

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục