Về các điều khoản dành cho tổng thống, dự luật sửa đổi được đề xuất bởi ông Putin loại bỏ khả năng giữ chức vụ nguyên thủ quốc gia trong hơn hai nhiệm kỳ. "Một người không thể giữ chức Tổng thống Liên bang Nga trong hơn hai nhiệm kỳ", TASS trích dẫn dự luật.
Trong khi theo quy định hiện hành, được ghi trong mục 3, Điều 81 của Hiến pháp Liên bang Nga, một người không thể giữ chức vụ nguyên thủ quốc gia trong hơn hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Dự luật sửa đổi cũng quy định, tăng từ 10 năm lên 25 năm thời hạn cư trú ở Nga đối với điều kiện dành cho các ứng cử viên tranh cử Tổng thống và cấm không được có quốc tịch hoặc giấy phép cư trú ở bất kỳ nước nào khác.
Theo Điều 81 của Chương 4 trong Hiến pháp hiện hành, mọi công dân Liên bang Nga không dưới 35 tuổi, thường trú tại Liên bang Nga trong ít nhất 10 năm đều có thể được bầu làm Tổng thống Liên bang Nga.
Về các yêu cầu cho các quan chức, các sửa đổi lần này là nhằm củng cố các yêu cầu bắt buộc ở cấp hiến pháp đối với các quan chức có quyền hạn liên quan trực tiếp đến việc đảm bảo an ninh quốc gia và chủ quyền nhà nước.
"Dựa trên nguyên tắc thống nhất hệ thống quyền lực nhà nước, các yêu cầu tương tự (như với Tổng thống) đối với việc không có quyền công dân hoặc giấy phép cư trú hoặc tài liệu khác xác nhận quyền cư trú tại lãnh thổ của quốc gia khác ngoài Liên bang Nga sẽ được áp dụng cho thành viên Hội đồng Liên bang, đại biểu Duma Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ, thành viên Nội các, các bộ trưởng, người đứng đầu các cơ quan nhà nước liên bang khác, đồng thời áp dụng cho cả các thẩm phán", dự luật sửa đổi viết.
Về việc thành lập Hội đồng Nhà nước, ông Putin đề xuất, Tổng thống sẽ có quyền thành lập Hội đồng Nhà nước.
"Để đảm bảo sự phối hợp hoạt động và tương tác giữa các cơ quan nhà nước của Liên bang Nga, để xác định các hướng chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của Liên bang Nga và các lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, Tổng thống Liên bang Nga sẽ thành lập Hội đồng Nhà nước Liên bang Nga", tài liệu về Hiến pháp sửa đổi nêu rõ.
Về Tòa án Hiến pháp và Toà án Tối cao, người đứng đầu Tòa án Hiến pháp và Toà án Tối cao của Liên bang Nga sẽ được Hội đồng Liên bang bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng thống Liên bang Nga.
Dự thảo cũng bao gồm sửa đổi Điều 119 của Hiến pháp, trong đó cấm tất cả các thẩm phán có quốc tịch nước ngoài và giấy phép cư trú ở nước ngoài. Thành phần của Tòa án Hiến pháp được đề nghị giảm từ 19 xuống còn 11 thẩm phán.
Về việc bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan thực thi pháp luật, theo ông Putin, để đảm bảo tính minh bạch hơn trong công việc của các cơ quan thực thi pháp luật, sự độc lập của các cơ quan công tố trong các cơ quan cấu thành của Liên bang Nga, việc bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành pháp liên bang cũng như công tố Liên bang do Tổng thống giám sát, sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Liên bang.
Dự luật đề xuất bổ sung quyền hạn cho tổng thống với điều khoản, sau khi tham khảo ý kiến với Hội đồng Liên bang, Tổng thống có quyền bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành pháp liên bang (bao gồm các Bộ trưởng) phụ trách quốc phòng, an ninh nhà nước, công vụ, đối ngoại, phòng ngừa khẩn cấp và quản lý thảm họa, an toàn công cộng.
Về việc thành lập Hội đồng Nhà nước, ông Putin đề xuất, Tổng thống sẽ có quyền thành lập Hội đồng Nhà nước.
"Để đảm bảo sự phối hợp hoạt động và tương tác giữa các cơ quan nhà nước của Liên bang Nga, để xác định các hướng chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của Liên bang Nga và các lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, Tổng thống Liên bang Nga sẽ thành lập Hội đồng Nhà nước Liên bang Nga", tài liệu về Hiến pháp sửa đổi nêu rõ.
Về Tòa án Hiến pháp và Toà án Tối cao, người đứng đầu Tòa án Hiến pháp và Toà án Tối cao của Liên bang Nga sẽ được Hội đồng Liên bang bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng thống Liên bang Nga.
Dự thảo cũng bao gồm sửa đổi Điều 119 của Hiến pháp, trong đó cấm tất cả các thẩm phán có quốc tịch nước ngoài và giấy phép cư trú ở nước ngoài. Thành phần của Tòa án Hiến pháp được đề nghị giảm từ 19 xuống còn 11 thẩm phán.
Về việc bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan thực thi pháp luật, theo ông Putin, để đảm bảo tính minh bạch hơn trong công việc của các cơ quan thực thi pháp luật, sự độc lập của các cơ quan công tố trong các cơ quan cấu thành của Liên bang Nga, việc bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành pháp liên bang cũng như công tố Liên bang do Tổng thống giám sát, sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Liên bang.
Dự luật đề xuất bổ sung quyền hạn cho tổng thống với điều khoản, sau khi tham khảo ý kiến với Hội đồng Liên bang, Tổng thống có quyền bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành pháp liên bang (bao gồm các Bộ trưởng) phụ trách quốc phòng, an ninh nhà nước, công vụ, đối ngoại, phòng ngừa khẩn cấp và quản lý thảm họa, an toàn công cộng.