Ông Lê Ngọc Sơn trở thành tân Tổng giám đốc Petrovietnam

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 18/3, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có quyết định bổ nhiệm ông Lê Ngọc Sơn giữ chức vụ Tổng giám đốc.
Ông Lê Ngọc Sơn sinh năm 1972. Trình độ chuyên môn là Thạc sỹ Đánh giá và quản lý mỏ dầu khí; Kỹ sư Công nghệ khoan khai thác dầu khí. Ông Lê Ngọc Sơn sinh năm 1972. Trình độ chuyên môn là Thạc sỹ Đánh giá và quản lý mỏ dầu khí; Kỹ sư Công nghệ khoan khai thác dầu khí.

Người tiền nhiệm của ông Sơn là ông Lê Mạnh Hùng đã được bổ nhiệm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petrovietnam kể từ ngày 1/1/2024.

Theo Quyết định 1592-QĐ/DKVN ngày 18/3/2024, Hội đồng Thành viên Petrovietnam bổ nhiệm ông Lê Ngọc Sơn, Thành viên HĐTV Tập đoàn giữ chức vụ Tổng giám đốc Petrovietnam, thời hạn bổ nhiệm 5 năm. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trước đó, ngày 15/3, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ký quyết định bổ nhiệm ông Lê Ngọc Sơn, Phó tổng giám đốc Petrovietnam giữ chức vụ Thành viên HĐTV Tập đoàn.

Tân Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn có quá trình công tác gần 30 năm trong ngành dầu khí với nhiều vị trí công tác khác nhau.

Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Petrovietnam, ông Lê Ngọc Sơn từng giữ chức vụ Trưởng ban Khai thác Dầu khí Tập đoàn, Tổng giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (Phú Quốc POC). Từ tháng 3/2021 tới trước khi được bổ nhiệm là Tổng giám đốc Petrovietnam, ông Lê Ngọc Sơn là Phó tổng giám đốc Tập đoàn phụ trách lĩnh vực thăm dò và khai thác.

Trong số các nhiệm vụ trước mắt mà Petrovietnam và tân Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn cần dốc sức là chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn mà Petrovietnam tham gia cả 3 khâu từ khai thác thượng nguồn - làm đường ống và đầu tư nhà máy điện.

Đây cũng là một dự án khá quen thuộc với tân Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn khi đã từng giữ vị trí Tổng giám đốc Phú Quốc POC.

Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn được xem là dự án trọng điểm quốc gia có tổng mức đầu tư gần 10 tỷ USD. Trong đó, khâu thượng nguồn do Phú Quốc POC làm nhà điều hành, tổng mức đầu tư chiếm khoảng 6,7 tỷ USD (gồm PVN và các đối tác PTTEP và MOECO), trung nguồn (đường ống và trạm phân phối khí) chiếm 1,3 tỷ USD. Khâu hạ nguồn, nơi có 3 nhà máy điện (1.050 MW/nhà máy) chiếm khoảng 1,2 tỷ USD/nhà máy và hiện tại Petrovietnam đang là chủ đầu tư của Nhà máy Điện Ô Môn III và Ô Môn IV.

Thanh Hương
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục