Ông Dương Nhất Nguyên được bầu vào ghế "nóng" Chủ tịch HĐQT Vietbank

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ngay sau ĐHCĐ thường niên 2021, chiều ngày 26/4, HĐQT Vietbank đã bầu ông Dương Nhất Nguyên ngồi ghế "nóng" Chủ tịch HĐQT Ngân hàng nhiệm kỳ mới 2021-2025. 
Ông Dương Nhất Nguyên được bầu vào ghế "nóng" Chủ tịch HĐQT Vietbank

Tại đại hội thường niên năm nay, Vietbank bầu lại nhiệm kỳ HĐQT giai đoạn 2021-2025.

Các thành viên HĐQT VietBank nhiệm kỳ 2021-2025 gồm: Ông Dương Nhất Nguyên (giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT từ 31/5/2016 đến nay); bà Quách Tố Dung; bà Lê Thị Xuân Lan; bà Lương Thị Hương Giang; ông Nguyễn Hữu Trung.

Ngay sau đại hội, Vietbank đã kiện toàn bộ máy bầu các chức danh trong HĐQT Ban kiểm soát.

Theo đó, HĐQT Vietbank thống nhất bầu ông Dương Nhất Nguyên giữ chức Chủ tịch HĐQT Vietbank nhiệm kỳ 2021-2025.

Ông Dương Nhất Nguyên là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Devry.

Ông đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc quản lý (Giám đốc đầu tư Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Hoa Lâm; Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Lâm) và điều hành nhiều dự án lớn gồm: Dự án 4B Tôn Đức Thắng; Dự án số 1 Lê Thánh Tôn.

Trước khi được bầu vào vị trí cao nhất tại Vietbank, ông Nguyên đã có nhiều năm điều hành ở Vietbank, với các vị trí lãnh đạo cấp cao.

Cụ thể, từ năm 2014-2016, ông Nguyên điều hành ở vị trí Phó tổng giám đốc Vietbank; 2016 - 2018 ông Nguyên giữ vị trí Phó chủ tịch HĐQT Vietbank, kiêm Phó tổng giám đốc; từ năm 2018 đến nay là Phó chủ tịch HĐQT Vietbank.

Ngoài ra, ông Nguyên còn là trưởng ban chỉ đạo các dự án chuyển đổi của Vietbank như: Dự án tiền lương, dự án tái định vị thương hiệu, dự án Corebanking... của Ngân hàng.

Cũng tại cuộc họp HĐQT chiều ngày 26/4, HĐQT Vietbank đã bầu ông Nguyễn Hữu Trung, thành viên HĐQT độc lập giữ chức Phó chủ tịch HDQT Vietbank nhiệm kỳ 2021 - 2025; Ông Hứa Ngọc Nghĩa - Trưởng Ban Kiểm soát Vietbank nhiệm kỳ 2021-2025.

Trong đó kế hoạch kinh doanh phấn đấu Vietbank đưa ra cho năm 2021 (trong điều kiện khi được Ngân hàng nhà nước xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng) là: tổng tài sản đạt: 120.000 tỷ đồng (tăng 31% so với năm trước).

Tổng dư nợ cấp tín dụng đạt 60.000 tỷ (tăng 21% so với 2020); tổng huy động vốn (bao gồm Giấy tờ có giá) đạt: 91.000 tỷ đồng (tăng 31% so với cùng kỳ năm trước).

Lợi nhuận trước thuế đạt: 1.100 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 2%.

Thùy Vinh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục