OCB OMNI: Ngân hàng số và hơn thế nữa…

(ĐTCK) Là một trong những ngân hàng đầu tiên thực hiện chiến lược chuyển đổi số, OCB đã triển khai thành công ngân hàng số OCB OMNI vào tháng 4/2019 dựa trên thế mạnh là ngân hàng hợp kênh mà đơn vị này đã đầu tư và triển khai từ năm 2017 đến nay.
OCB OMNI: Ngân hàng số và hơn thế nữa…

Mở rộng tiện ích, gia tăng trải nghiệm online trên nền tảng Ngân hàng số

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia công nghệ, trong khi việc đầu tư phát triển công nghệ tại nhiều ngân hàng hiện nay mới dừng ở khâu triển khai dịch vụ số như Internet Banking, Mobile Banking, liên kết hoặc đầu tư vào các ví điện tử, phát hành ứng dụng..., thì một số ngân hàng đã có “cú bứt phá” ngoạn mục.

Điều này không chỉ làm thay đổi hình ảnh của ngân hàng đó, mà còn tạo ra cục diện mới cho bức tranh số hóa cho ngành ngân hàng Việt nói chung và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) là minh chứng tiêu biểu.

Ngân hàng số OCB OMNI được xây dựng dựa trên 3 nền tảng công nghệ nổi trội: Nền tảng tích hợp và số hóa quy trình nội bộ; Nền tảng ngân hàng hợp kênh OCP (Omni-Channel Platform) và Nền tảng phân tích Analytics, khẳng định tính tiên phong với 3 tính năng nổi trội: Tốc độ - An toàn - Tiện nghi.

Ngay từ khi ra mắt, OCB OMNI đã được đánh giá cao về tính thân thiện và khả năng gia tăng, cập nhật tiện ích một cách nhanh chóng. Tính đến hiện tại, ứng dụng này tích hợp hơn 80 tiện ích khác nhau, giúp gia tăng trải nghiệm online với tất cả các nhu cầu về tài chính của khách hàng.

Việc sử dụng OCB OMNI hoàn toàn miễn phí giao dịch, chuyển khoản là lợi ích rất lớn dành cho khách hàng.Ông Nguyễn Thiện Tâm, Giám đốc Chiến lược công nghệ ngân hàng số OCB 

Nổi bật là các sản phẩm như tiết kiệm online; đầu tư chứng chỉ quỹ VinaCapital; bảo hiểm; bán ngoại tệ online… Việc sử dụng tính năng Giỏ giao dịch có thể giúp thực hiện nhiều giao dịch cùng lúc (tối đa 10 giao dịch) chỉ với một lần xác thực OTP, giảm thao tác xử lý và tiết kiệm thời gian; đặt lịch tự động thanh toán hóa đơn điện, nước, Internet…, thanh toán học phí nhanh chóng với một thông tin duy nhất, nạp tiền điện thoại kích hoạt ngay mà vẫn hưởng đầy đủ khuyến mãi từ nhà mạng.

Khách hàng được hoàn toàn miễn phí tất cả giao dịch online với OCB OMNI cùng nhiều ưu đãi khác. Việc duy trì chính sách miễn phí này nhiều năm liền của OCB góp phần khuyến khích, thúc đẩy sử dụng ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Thiện Tâm, Giám đốc Chiến lược công nghệ ngân hàng số OCB lý giải thêm, ở góc độ kinh tế, những khoản phí chuyển tiền khách hàng phải trả trung bình hơn 1 triệu đồng một năm. Vì vậy, việc sử dụng OCB OMNI hoàn toàn miễn phí giao dịch, chuyển khoản là lợi ích rất lớn dành cho khách hàng. 

Đặc biệt là khi OCB OMNI triển khai dịch vụ eKYC tại nhà trong khoảng cuối năm 2019, chỉ cần chưa tới 2 phút đăng ký hoàn toàn online, khách hàng sẽ có ngay tài khoản OCB OMNI, không cần mất thời gian đến quầy hoàn thiện thủ tục.

Tiện ích này nằm trong định hướng phát triển của OCB OMNI trong thời gian tới là trở thành nền tảng tài chính năng động, ứng dụng nhiều công nghệ mới và hợp tác với các công ty tài chính công nghệ (Fintech) hàng đầu trên thế giới nhằm đem lại những sản phẩm, dịch vụ hiện đại và trải nghiệm tối ưu nhất cho người dùng tại Việt Nam.

OCB OMNI: Ngân hàng số và hơn thế nữa… ảnh 1

Xu hướng “Ngân hàng mở” được ứng dụng tại OCB

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng từng nhấn mạnh, ngân hàng số là mô hình kinh doanh mới, một cách tiếp cận mới với những giá trị mới, thay vì chỉ số hóa những thứ đã có.

Cụ thể, hiện đang có khá nhiều ngân hàng ứng dụng công nghệ hiện đại mang tính đột phá như về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có TPBank ứng dụng trợ lý ảo T’Aio, BIDV thí điểm phần mềm Watson phân tích dữ liệu khách hàng...

Còn theo ông Nguyễn Quang Minh, Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Công ty Seatech thì các công ty và ngân hàng đang dịch chuyển sang nền tảng mở Open API để giúp xây dựng cầu nối cho các tổ chức khác và khai thác năng lực, dữ liệu của đối tác.

Open API không chỉ là các công cụ kỹ thuật cho các nhà phát triển ứng dụng, mà còn là nền tảng cho phép thiết lập kết nối, tập hợp các chức năng khác nhau để tạo ra mô hình kinh doanh và trải nghiệm khách hàng hoàn toàn mới.

Việc ứng dụng Open API sẽ giúp người dùng ngày càng dễ dàng thực hiện các tiện ích, dịch vụ trên tài khoản như kiểm tra số dư tài khoản, dư nợ vay, gửi tiết kiệm, vay ngân hàng, đầu tư tài chính, thanh toán hóa đơn... thông qua ứng dụng của các đơn vị cung cấp không phải là ngân hàng, mà không cần truy cập website Internet Banking hay Mobile Banking.

“Nhiều mô hình kinh doanh mới ra đời nhờ vào công nghệ nền kết nối mở Open API, nền tảng xây dựng ngân hàng mở Open Banking. Đây được coi là một trong những công nghệ sẽ thay đổi toàn diện ngành ngân hàng sắp tới”, ông Minh nói.

Trong xu hướng đó, OCB là một trong những ngân hàng tiên phong đưa Open API vào khai thác, tăng thêm tiện ích cho khách hàng đầu cuối và đối tác vào cuối năm 2019.

Ông Tâm nhận định, với định hướng công nghệ sẽ trở thành công cụ hỗ trợ ngân hàng, nhưng ngược lại ngân hàng cũng phải ở vai trò dẫn dắt được công nghệ, nên OCB đã triển khai đầu tư cho mảng ngân hàng công nghệ số từ rất sớm.

Việc lần lượt tiên phong đưa vào sử dụng nền tảng ngân hàng số, sau đó là Open API, OCB đã và đang làm dày trải nghiệm khách hàng, đem lại những dịch vụ ngân hàng số mở rộng và nhiều tiện ích cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, đối với mọi nhu cầu liên quan đến tài chính - ngân hàng trong đời sống.

OCB OMNI: Ngân hàng số và hơn thế nữa… ảnh 2

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Dư Xuân Vũ - Giám đốc Khối Công nghệ OCB cho biết, suốt thời gian qua, Ngân hàng đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nền tảng mở để số hóa sản phẩm dịch vụ.

Hiện OCB liên kết với AirPay, VnPay, Momo... giúp khách hàng thanh toán hóa đơn Internet, điện, nước, nạp tiền điện thoại... ngay trên ứng dụng, hoặc chuyển tiền qua các ví để mua sắm, thanh toán dịch vụ.

Xa hơn nữa, với công nghệ Open API, khách hàng có thể sử dụng sản phẩm, dịch vụ của OCB ở những nền tảng khác nhau mà không cần phải truy cập vào website hay ứng dụng của Ngân hàng.

Với việc kết nối và tích hợp với đối tác thông qua Open API, ngoài các dịch vụ truyền thống, khách hàng có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm đầu tư tài chính như mua bảo hiểm (du lịch, xe máy, sức khỏe…), hay đầu tư chứng chỉ quỹ VinaCapital ngay trên ứng dụng. Ngoài ra, ứng dụng còn tích hợp nhiều dịch vụ tài chính của các Fintech như UrBox, mang đến giá trị cộng thêm cho khách hàng thông qua các chương trình tích điểm đổi quà...

Từ góc độ các doanh nghiệp đối tác, Open API của OCB sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp, Fintech… tham gia khai thác và kinh doanh trên cơ sở dữ liệu khách hàng rộng lớn, tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng thuận tiện, bảo mật và an toàn.

Công nghệ bảo mật, quản lý danh tính trên nền tảng mở giúp xác thực thông tin tài khoản và chuẩn hóa quy trình xác thực giữa các tổ chức tài chính và bên thứ ba.

Thời gian và chi phí đối với doanh nghiệp tiết giảm đáng kể. Với quy trình chuẩn hóa của hệ thống ngân hàng OCB, việc giao dịch, sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng qua Open API sẽ được thực hiện một cách đơn giản và minh bạch.

Thực tế trên cho thấy, từ góc độ ngân hàng, việc đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao trải nghiệm khách hàng khi sử dụng các nền tảng ngân hàng mở còn mang đến lợi ích lâu dài cho các nhà băng.

Thanh Phượng
Đặc san Ngân hàng 2020

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục