OCB đẩy mạnh số hóa để bứt phá trong kinh doanh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cùng với việc triển khai chương trình miễn giảm lãi suất, cơ cấu nợ để đồng hành cùng khách hàng, OCB kỳ vọng tiếp tục bứt phá với kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 7.110 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước.
OCB luôn tìm được những hướng đi riêng để “lấy lòng” khách hàng. OCB luôn tìm được những hướng đi riêng để “lấy lòng” khách hàng.

Đồng hành, hỗ trợ khách hàng

Năm 2021 tiếp tục là một năm đặc biệt khó khăn của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, nhất là sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 và giãn cách kéo dài. Trong bối cảnh khó khăn đó, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, vượt khó cùng khách hàng.

OCB đã chủ động triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp năm 2021 như miễn giảm lãi suất, cơ cấu nợ theo Thông tư 01, Thông tư sửa đổi 03 và 14 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, phí và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19.

OCB cũng cơ cấu nợ lãi và nợ gốc cho khách hàng bị ảnh hưởng, với tổng số tiền gần 6.000 tỷ đồng. Mặt bằng lãi suất tiếp tục điều chỉnh giảm với mức bình quân khoảng gần 1% so với năm 2020.

Bên cạnh đó, từ tháng 7/2021, OCB đã tích cực chung tay cùng TP.HCM trong công tác phòng chống dịch COVID-19 qua việc hỗ trợ trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, trang bị đồng phục bảo hộ đạt chuẩn cho đội ngũ tuyến đầu, hỗ trợ kinh phí cho các địa phương trên địa bàn thành phố…, với tổng giá trị tài trợ gần 10 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của OCB đã ghi nhận những con số tích cực, đánh dấu bước tiến bền vững trong hoạt động của Ngân hàng với chuỗi tăng trưởng lợi nhuận liên tiếp trong 5 năm.

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của OCB đạt 184.491 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm. Huy động vốn trên thị trường 1 (bao gồm ủy thác đầu tư) đạt 126.430 tỷ đồng, tăng 17%. Dư nợ cho vay trên thị trường 1 (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) đạt 103.595 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2020.

Lợi nhuận trước thuế năm 2021 của OCB đạt 5.519 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước nhờ nguồn thu chính tăng trưởng 14%, thu về hơn 5.686 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt gần 63% tính từ năm 2016-2021. Hệ số an toàn vốn (CAR) kết thúc năm 2021 cũng thuộc top đầu ngành, duy trì ở mức 12,3%.

Bên cạnh đó, OCB duy trì tỷ suất lợi nhuận ROE và ROA cao, lần lượt đạt 2,59% và 22%. Chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 - nhóm 5) của Ngân hàng giảm về mức 0,97% từ mức 1,42% năm 2020, tỷ lệ nợ quá hạn (nhóm 2 đến nhóm 5) giảm về mức 2,65% từ mức 3,97% năm 2020. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cải thiện từ mức 62,1% năm 2020 lên mức 82,7% năm 2021.

Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của OCB với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 7.110 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước; ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) trên 20%; duy trì mức cổ tức từ 20 - 25%.

OCB cho biết, tăng trưởng lợi nhuận được dựa trên cơ sở tăng trưởng dư nợ thị trường 1 ở mức 25%, đạt 129.493 tỷ đồng. Cùng với đó, huy động vốn thị trường 1 dự kiến vượt 155.000 tỷ đồng, tăng 23%; tổng tài sản tăng 25%.

Số hóa toàn diện, tối ưu chi phí

OCB đã đầu tư lớn vào hệ thống công nghệ lõi từ rất sớm.

OCB đã đầu tư lớn vào hệ thống công nghệ lõi từ rất sớm.

Dù được đánh giá là năm đặc biệt khó khăn, nhưng năm 2021 đã tạo ra lực đẩy lớn cho chuyển đổi số. Các ngân hàng cũng “chạy đua” chuyển đổi số nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, OCB luôn tìm được những hướng đi riêng để “lấy lòng” khách hàng.

Chỉ tính riêng ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI đã được Ngân hàng liên tục cải tiến với nhiều tính năng, dịch vụ mới, với trọng tâm cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Năm 2021, OCB có sự tăng trưởng ngân hàng số nổi bật và tính bằng lần. Cụ thể, số lượng người dùng OCB OMNI tăng gấp 3 lần, lượng giao dịch tăng hơn 60% và eKYC tăng 15 lần so với 2020.

Năm 2021, OCB có sự tăng trưởng ngân hàng số nổi bật và tính bằng lần. Cụ thể, số lượng người dùng OCB OMNI tăng gấp 3 lần, lượng giao dịch tăng hơn 60% và eKYC tăng 15 lần so với 2020.

Bên cạnh đó, OCB tập trung đẩy mạnh số hóa các hoạt động nội bộ. Trong năm 2021, hầu hết quy trình, văn bản đều được OCB thực hiện, phê duyệt online (đến gần 80%), từ đó tối ưu được năng suất lao động, tiết giảm chi phí hoạt động, đưa Ngân hàng tiếp tục thành công trong việc quản trị chi phí hiệu quả với CIR ở mức 26,9%, nằm trong tốp 3 thấp nhất ngành.

Đầu năm vừa qua, với sự đồng hành của công ty tư vấn hàng đầu thế giới BCG, OCB đã đặt ra mục tiêu số hóa sẽ là kênh chính để phát triển hoạt động của Ngân hàng, qua đó giúp tăng trưởng khách hàng mới, mở rộng quy mô, tăng độ phủ tốt hơn và hướng đến kinh doanh ngày càng hiệu quả.

Thực tế cũng cho thấy, OCB đã đầu tư lớn vào hệ thống công nghệ lõi từ rất sớm và triển khai thành công hệ thống Open API từ cuối 2019. Open API giúp OCB làm chủ dữ liệu và xây dựng các sản phẩm kết nối với các đối tác dễ dàng…

Các thông tin về hoạt động của OCB được đưa công khai, minh bạch và kịp thời đến nhà đầu tư thông qua các sự kiện Hội nghị nhà đầu tư cá nhân, môi giới, hội nghị nhà phân tích và các ấn phẩm dành riêng cho nhà đầu tư.

Lãnh đạo OCB cho biết, Ngân hàng theo đuổi và duy trì mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông, thể hiện đúng tinh thần OCB - Niềm tin và thịnh vượng.

Hiện room ngoại tại OCB còn 10% và lãnh đạo OCB cho hay, Ngân hàng đang đàm phán với đối tác nước ngoài để bán tiếp phần còn lại, chốt room ngoại theo quy định dưới trần 30%.

Trước đó, vào giữa năm 2020, OCB hoàn tất thương vụ bán 15% cổ phần cho đối tác Nhật là Ngân hàng Aozora (AOZ). Đây là thương vụ huy động nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài thành công duy nhất trong năm 2020 thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19.

AOZ là ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất Nhật Bản, được thành lập từ năm 1957, với quy mô tổng tài sản là 50 tỷ USD, độ bao phủ rộng trên thị trường quốc tế, đủ điều kiện giúp OCB về nhiều mặt và có các chiến lược phát triển tương đồng với OCB.

Trên thị trường, cổ phiếu OCB được niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 28/1/2021. Sau một năm, tại thời điểm 31/12/2021, giá trị vốn hóa tại OCB đạt 37.398.000 tỷ đồng, tăng trưởng 86% so với thời điểm bắt đầu niêm yết. Thanh khoản giao dịch trung bình của cổ phiếu OCB đạt 4,7 triệu cổ phiếu/ngày.

Cổ phiếu OCB cũng đã được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng liên tiếp từ tháng 1 - 6/2021. Đồng thời, HOSE đã bổ sung cổ phiếu OCB vào rổ chỉ số VNFIN LEAD trong kỳ cơ cấu tháng 7/2021 và tháng 8/2021, cổ phiếu này đủ điều kiện để được cấp giao dịch ký quỹ (margin).

Nguyên Phương
Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2022

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục