Nuôi dưỡng nhiệt huyết kinh doanh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK)  Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã kế thừa và phát huy các giá trị lịch sử, nỗ lực đổi mới sáng tạo, chủ động thực hiện các giải pháp để vượt qua khó khăn, thách thức đến từ các yếu tố khách quan, nhưng cũng kỳ vọng có thêm các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, qua đó đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Ông Nghiêm Xuân Thái, Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Hàng không (VNI)

Ông Nghiêm Xuân Thái, Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Hàng không (VNI)

Ông Nghiêm Xuân Thái, Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Hàng không (VNI)

Hậu quả nặng nề của bão Yagi dồn thêm gánh nặng cho thị trường bảo hiểm khi các doanh nghiệp vẫn đang phải nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn hậu đại dịch Covid-19. Những trở ngại liên tiếp xảy ra được xem là một phép thử đo lường “sức khoẻ tài chính” cho các công ty bảo hiểm, giúp các doanh nghiệp đánh giá được khả năng dự phòng rủi ro, tiềm lực tài chính trước những tổn thất lớn. Đồng thời, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu để đưa ra những giải pháp không chỉ ứng phó với những khó khăn trước mắt mà còn dự phòng cho những rủi ro trong tương lai để luôn đồng hành với khách hàng khắc phục rủi ro thiên tai.

Tại VNI, chúng tôi đang đồng loạt triển khai nhiều giải pháp công nghệ trong quản lý, giám định và bồi thường nhằm minh bạch hóa mọi quy trình làm việc với khác hàng, nâng cao khả năng hỗ trợ khách hàng.

Sang năm 2025, tôi tin rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc. Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tập trung đầu tư, cải thiện năng lực tài chính, quản trị vững mạnh, tiếp cận theo tiêu chuẩn quốc tế...

Ông Bùi Quang Sỹ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thuận Đức (mã TDP)

Ông Bùi Quang Sỹ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thuận Đức (mã TDP)
Ông Bùi Quang Sỹ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thuận Đức (mã TDP)

Ngay từ đầu năm 2024, Công ty đã xây dựng kế hoạch, lên kịch bản và triển khai các phương án để đạt được mục tiêu tăng trưởng.

Thứ nhất, thay đổi chiến lược bán hàng và tìm kiếm kênh phân phối mới; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu bằng cách tăng cường khai thác thị trường ở các nước châu Mỹ, châu Á; đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ khách hàng.

Thứ hai, cơ cấu lại hoạt động, nâng cao khả năng tài chính và năng lực quản trị, tạo niềm tin để các tổ chức tín dụng yên tâm cấp tín dụng.

Thứ ba, tối ưu hóa chi phí sản xuất, nâng cao hiệu suất lao động; không ngừng đổi mới công nghệ, gia tăng hàm lượng tự động hóa và tập trung chuyển đổi số; tăng cường đổi mới và nâng cao trình độ quản trị điều hành doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp đối với nhân viên.

Thứ tư, nắm bắt các cơ chế, chính sách hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước cũng như hiệp định kinh tế khu vực. Với những chiến lược này, năm 2024, Thuận Đức kỳ vọng sẽ đạt được mức tăng trưởng 10 - 15%, mục tiêu lợi nhuận năm nay hướng tới là 78 tỷ đồng.

Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB)

Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB)
Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB)

Năm 2024, bên cạnh những kết quả tích cực, Việt Nam vẫn đang chịu tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Đáng lưu ý, thế giới chứng kiến nhiều thay đổi lớn, sự ra đời của các ngành công nghiệp mới, sự thay đổi chính sách của các nền kinh tế lớn kéo theo sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, điều chỉnh trong cấu trúc đầu tư, thương mại.

Tại OCB, chúng tôi đã xác định được sự biến chuyển, các yêu cầu của thị trường từ sớm nên đẩy mạnh số hóa tất cả các sản phẩm, dịch vụ, quy trình nội bộ; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế; kiên định với các giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh về tăng trưởng hiệu quả, an toàn và minh bạch.

Đồng thời, chúng tôi triển khai chiến lược phát triển bền vững hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng xanh đầu tiên tại Việt Nam. OCB tự hào là một trong những ngân hàng đầu tiên xây dựng và công bố báo cáo phát triển bền vững độc lập trên toàn hệ thống. Ngân hàng liên tục thực hiện các hành động nhằm quản lý tác động của Ngân hàng trên các phương diện ESG, với mong muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước, đồng hành cùng Chính phủ trong mục tiêu giảm mức phát thải ròng xuống 0.

Ông Đỗ Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Haxaco (HAX)

Ông Đỗ Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Haxaco
Ông Đỗ Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Haxaco

Chúng tôi đã có sự phát triển trong thời gian qua nhờ những chính sách thúc đẩy, tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Chính phủ. Ở góc độ doanh nhân, tôi mong muốn Nhà nước tiếp tục có thêm những chính sách để thúc đẩy doanh nghiệp, doanh nhân phát triển, đồng thời khích lệ bằng cách vinh danh những doanh nghiệp đóng thuế nhiều, hay có những giải thưởng như Doanh nhân Dân tộc do Nhà nước tổ chức nhằm ghi nhận sự đóng góp của doanh nhân (giải thưởng doanh nhân hiện nay thường do các tổ chức, hiệp hội triển khai).

Liên quan đến thị trường chứng khoán, doanh nghiệp cần được tạo điều kiện để lên sàn nhanh hơn, với sự đồng hành, hướng dẫn sát sao của cơ quan chức năng, điều này góp phần thúc đẩy doanh nghiệp minh bạch thông tin, có nhiều cơ hội phát triển tốt hơn.

Ông Lê Bảo Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP (PC1)

Ông Lê Bảo Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP
Ông Lê Bảo Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, tinh thần kinh doanh kiên cường và sáng tạo của các doanh nhân sẽ giúp vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Chính sự kiên trì, bền bỉ và khả năng thích ứng nhanh chóng đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ.

Chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục phát huy tinh thần này, không ngừng đổi mới, sáng tạo và tìm kiếm những cơ hội mới. Mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân đều là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh phát triển kinh tế đất nước.

Bà Nguyễn Đỗ Quyên, Phó tổng giám đốc FPT Retail (FRT)

Bà Nguyễn Đỗ Quyên, Phó tổng giám đốc FPT Retail
Bà Nguyễn Đỗ Quyên, Phó tổng giám đốc FPT Retail

Chúng tôi cho rằng, sự kiên cường và sáng tạo là chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt qua mọi thử thách. Sự kiên cường trong kinh doanh không chỉ thể hiện ở khả năng chịu đựng khó khăn, mà còn ở khả năng đổi mới và phát triển. Chúng tôi đã biến những thách thức thành cơ hội, từ việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới đến việc mở rộng thị trường, lĩnh vực và nền tảng kinh doanh của hai chuỗi FPT Shop và FPT Long Châu. Chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ và toàn diện đã giúp chúng tôi phục vụ kịp thời và hiệu quả đến 20 triệu khách hàng thông qua tất cả các nền tảng.

Hướng đến mục tiêu xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện, FPT Long Châu không chỉ đáp ứng nhu cầu về thuốc điều trị thông qua mạng lưới gần 2.000 nhà thuốc trên khắp 63 tỉnh, thành phố, từ giữa năm 2023, chúng tôi mở rộng cung ứng dịch vụ tiêm chủng với mong muốn là cánh tay nối dài của y tế dự phòng nước nhà, để tăng tỷ lệ bao phủ vaccine, đưa tiêm chủng đến gần người dân hơn theo tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Hội đồng quản trị G6 Group

Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Hội đồng quản trị G6 Group
Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Hội đồng quản trị G6 Group

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân có sự đột phá trong quản trị doanh nghiệp, sản xuất - kinh doanh để hình thành những tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp tư nhân lớn, với những dự án mang tầm vóc quốc tế, tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng như sản xuất ô tô, hàng không, công nghệ thông tin. Đội ngũ doanh nhân đã tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Tuy nhiên, trong 4 năm qua, người dân, doanh nghiệp, đất nước gặp nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, xung đột địa chính trị, khủng hoảng kinh tế trên thế giới. Trong đó, ngành bất động sản chịu ảnh hưởng nặng nề khi suy giảm cả về giá bán, tính thanh khoản và khả năng tiếp cận nguồn vốn, trong khi gặp vướng mắc về thủ tục đầu tư. G6 Group là doanh nghiệp hoạt động 100% trong lĩnh vực bất động sản, nên trong hoàn cảnh đó đã phải thực hiện nhiều giải pháp như tiết kiệm chi phí, điều chỉnh cách làm, bán tài sản với giá rẻ, vay ngân hàng, nghiên cứu thêm các ngành nghề mới…

Mong muốn của tôi là Nhà nước tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng bảo vệ, khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân; thường xuyên lắng nghe và giải quyết kịp thời tâm tư nguyện vọng của doanh nhân, tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Từ đó, khơi dậy, khuyến khích, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, khát vọng làm giàu trong xã hội.

Ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc SGO Homes

Ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc SGO Homes
Ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc SGO Homes

Quan điểm của tôi với SGO Homes từ lúc khởi sự kinh doanh đến nay là muốn thành công thì phải tạo sự khác biệt trong giá trị truyền tải tới khách hàng. Với một sản phẩm có giá trị lớn như bất động sản, muốn thuyết phục khách hàng trước hết mình phải chân thành thì mới khiến họ tin tưởng. Đương nhiên, sản phẩm cung cấp phải tốt, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng về mặt pháp lý, thậm chí là cả tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

Chính vì thế, mặc dù SGO Homes là một trong những đơn vị có ứng dụng nền tảng về công nghệ, nhưng thành công của chúng tôi lại nhờ vào con người, khi xây dựng được một hệ thống đào tạo chuẩn mực, đào tạo được những nhân viên có năng lực, kinh nghiệm và đặc biệt là có đạo đức với nghề, đảm bảo các giá trị cốt lõi “Khát vọng - Chân thành - Sáng tạo” của Công ty.

Xét trong câu chuyện của các luật mới, quy định càng rõ ràng, càng minh bạch, càng chặt chẽ thì càng có lợi, nhất là với những doanh nghiệp xác định làm thật, gắn bó với nghề. Nhìn chung, thị trường bất động sản Việt Nam đang dần đi vào thực chất, theo hướng hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường khu vực và thế giới, đòi hỏi SGO Homes phải nâng cao năng lực cạnh tranh, với mong muốn tạo ra một hệ sinh thái toàn diện phục vụ khách hàng.

Ông Hoàng Mai Chung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Meey Group

Ông Hoàng Mai Chung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Meey Group
Ông Hoàng Mai Chung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Meey Group

Trong lĩnh vực bất động sản, vấn đề chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu chính xác, minh bạch… được cơ quan quản lý coi là trọng tâm để phát triển ổn định và bền vững. Đây là cơ hội cho lĩnh vực proptech, nhưng đi kèm với đó sẽ có những thách thức từ hạ tầng kỹ thuật, khung pháp lý và sự làm quen dần với các mô hình công nghệ mới từ cả cơ quan quản lý và người dân. Vì vậy, các công ty công nghệ như Meey Group phải rất nhạy bén trong việc xác lập chiến lược phát triển dài hạn với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo và có sự đầu tư bài bản về quản trị và nhân sự.

Sau 5 năm khởi nghiệp, Meey Group đã tạo ra một hệ sinh thái sản phẩm được thị trường đón nhận như Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0 - meeyland.com và App Meey Land; Ứng dụng quản lý nhu cầu khách hàng dành riêng cho nhà môi giới bất động sản - Meey CRM; Nền tảng tài chính số chuyên biệt cho bất động sản Meey Finance; Bản đồ số thông minh cho người Việt - Meey Atlas…

Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kiện toàn mô hình quản trị theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế để phục vụ cho kế hoạch IPO, mở rộng hợp tác với các quỹ đầu tư quốc tế, từ đó đa dạng nguồn lực cho hoạt động R&D.

Ông Hoàng Mạnh Tân, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sơn Hà (SHI)

Ông Hoàng Mạnh Tân, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sơn Hà

Ông Hoàng Mạnh Tân, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sơn Hà

Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thuế, hải quan và đăng ký kinh doanh. Nền tảng Cổng dịch vụ công quốc gia đã góp phần giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin và thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến. Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chính sách tín dụng ưu đãi, giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp. Những chính sách này đã góp phần tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh và đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Chúng tôi đề xuất, Chính phủ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cung cấp các gói hỗ trợ tài chính, tín dụng và chính sách thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ, đổi mới sáng tạo. Về phía doanh nghiệp, cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào R&D nhằm phát triển công nghệ mới, nhất là trong lĩnh vực cơ khí, công nghệ cao và sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số, tự động hóa sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng thông minh để tăng hiệu quả hoạt động và giảm chi phí sản xuất.

Nhóm phóng viên thực hiện.

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục