Nỗi lo doanh nghiệp Việt “mất lúc nào không biết”

(ĐTCK) Sau bài viết “NTP và BMP có nguy cơ bị nước ngoài thâu tóm”, ĐTCK nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của các thành viên thị trường.

> DN Việt Nam “mất” lúc nào không biết

> NTP và BMP: nguy cơ bị nước ngoài thâu tóm

Trong đó, có không ít trăn trở về tình trạng đình đốn sản xuất hiện tại đang đẩy DN Việt Nam vào thế bất lợi trước các “thợ săn” nước ngoài.

 

 

Ông Trịnh Thanh Cần, Giám đốc điều hành Phòng Tư vấn tài chính DN, CTCK HSC

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam điều chỉnh trực tiếp hoạt động của các DN tại Việt Nam mà có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh hoặc tập trung kinh tế. Còn đối với những trường hợp, một NĐT nước ngoài mua cổ phần của 2 DN Việt Nam mà không có động thái sáp nhập, hợp nhất 2 DN này lại với nhau, thì không chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh.

Trường hợp NTP và BMP sáp nhập, hợp nhất, thỏa thuận với nhau thì để xác định có phải thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh hay không còn phụ thuộc vào thị phần mà 2 DN này chiếm giữ sau khi có thỏa thuận hợp tác hay sáp nhập. Cụ thể như sau: từ 30 - 50% phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi thực hiện; từ 50% trở lên thì bị cấm (trừ trường hợp đặc biệt).

Việc giá cổ phiếu xuống thấp tạo điều kiện cho các NĐT hiện thực hóa tăng trưởng bằng cách mua lại công ty khác một cách thân thiện hoặc không thân thiện (hostile). Xu hướng này một phần giúp loại bỏ các công ty có năng lực kinh doanh, quản lý yếu kém, nhưng đồng thời DN Việt Nam sẽ bị thâu tóm dễ dàng bởi các NĐT nước ngoài. Nếu không có sự quan tâm đặc biệt hoặc chú ý đúng mức, DN Việt Nam với hàng chục năm gây dựng thương hiệu sẽ bị mua lại bởi các NĐT nước ngoài một cách dễ dàng, với mức giá khá thấp.

 

Một lãnh đạo CTCK FPTS

Luật Cạnh tranh cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Việc nhà đầu tư nước ngoài mua tỷ lệ lớn cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả là chuyện bình thường trên thị trường khi giá cổ phiếu giảm sâu, dưới giá trị sổ sách. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng không nên quá lo lắng vì không phải cứ có một người tham gia HĐQT là nhà đầu tư nước ngoài có thể thâu tóm và bẻ lái hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng.

Trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam từ đầu, họ có thể kiểm soát toàn bộ. Song đầu tư gián tiếp thông qua mua cổ phần thì chưa hẳn dễ dàng vì phụ thuộc vào việc tỷ lệ sở hữu và số lượng người tham gia HĐQT, Ban lãnh đạo DN.

Đây là xu hướng tất yếu của thị trường, với doanh nghiệp đó vừa là cơ hội vừa là thách thức khi có thêm một nhân tố năng động mới xuất hiện trong doanh nghiệp, điều này có thể tạo sức ép để các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tốt hơn. Doanh nghiệp cũng phải lường trước và tính toán tình trạng các quỹ sắp tới thời điểm đóng quỹ.

Họ sẽ phải bán cổ phiếu từ bây giờ và chuyển sang đầu tư cổ phiếu có tính thanh khoản, có giá trị thị trường lớn, cũng như những tài sản linh hoạt như trái phiếu để dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi đến hạn thanh toán cho cổ đông.

Anh Việt thực hiện
Anh Việt thực hiện

Tin cùng chuyên mục