Nội khối Đông-Tây EU bất hòa

EU bàn bạc kích hoạt Điều 7 về trừng phạt quốc gia thành viên Ba Lan vì các cải cách pháp luật và từ chối nhận người di cư.
3 tháng nữa Ba Lan sẽ được quyết định có nhận lệnh trừng phạt từ EU hay không. 3 tháng nữa Ba Lan sẽ được quyết định có nhận lệnh trừng phạt từ EU hay không.

EU đang chuẩn bị thủ tục trừng phạt lần đầu tiên áp dụng đối với một quốc gia thành viên-Ba Lan.

Liên minh châu Âu (EU) hôm 20/12 đã kích hoạt Điều 7.1 Hiệp ước EU về cơ chế áp đặt lệnh trừng phạt đảm bảo khả năng phòng ngừa khi xuất hiện vi phạm các giá trị chung nhằm vào Ba Lan.

Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu đã kích hoạt Điều 7 trên, mang biệt danh "lựa chọn hạt nhân" nhằm đối phó với chương trình cải cách pháp luật của Ba Lan.

Đây là điều khoản được kích hoạt lần đầu tiên ở EU nhằm vào một thành viên trong khối. 

Các biện pháp trừng phạt hiếm hoi trong lịch sử đã được đưa ra vì căng thẳng kéo dài 2 năm giữa EU và Ba Lan liên quan tới chương trình cải cách tư pháp của nước này.

Thượng viện Ba Lan đã thông qua phiên bản cuối cùng của đạo luật gây tranh cãi về Tòa án tối cao và Hội đồng tư pháp quốc gia, các dự án do Tổng thống Andrzej Duda đề xuất. Trong quá trình xem xét Thượng viện đã đưa vào những sửa đổi khác biệt đáng kể so với đề xuất của tổng thống và làm dấy lên sự chỉ trích từ phe đối lập.

Brussels đã cho Warsaw 3 tháng để giải quyết những lo ngại của EU, hứa hẹn xem xét lại quyết định trừng phạt này nếu chính quyền Ba Lan "thực hiện các hành động được đề nghị".

Chương trình cải cách tư pháp gây tranh cãi của nước này vốn bị Brussels coi là "mối đe dọa" tới nguyên tắc pháp quyền.

Phó Chủ tịch EC Frans Timmermans cho biết EC buộc phải quyết định kích hoạt Điều 7.1 bởi thực tế đã khiến cơ quan này không còn sự lựa chọn nào khác. Với việc kích hoạt trên, Ba Lan có nguy cơ mất quyền bỏ phiếu trong Hội đồng châu Âu.

Theo ông Timmermans, 13 đạo luật được Chính phủ Ba Lan thông qua trong vòng 2 năm nay đã giúp chính phủ Ba Lan "có thể can thiệp một cách có hệ thống về mặt chính trị vào thành phần, quyền, việc thi hành và chức năng của giới chức tư pháp.

Trong khi đó, Tân Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói rằng đất nước này "cống hiến cho pháp quyền như phần còn lại của EU" và kêu gọi các đối tác của EU đối thoại cởi mở và thành thật.

"Tôi tin rằng chủ quyền của Ba Lan và ý tưởng của Liên hiệp châu Âu có thể được hòa giải" - Thủ tướng Morawiecki chia sẻ trên Twitter. "Ba Lan không cần đến sự đồng ý của Liên minh châu Âu để cải cách pháp luật trong nước".

Song đáng chú ý là chính sự thay đổi về mặt luật pháp trên đã khiến chính người dân Ba Lan phản ứng.

Đầu năm nay, các cuộc biểu tình nổ ra liên miên, đòi thay đổi hệ thống tư pháp. Các đảng đối lập, các nhóm quyền, Hội đồng châu Âu, Uỷ ban châu Âu và các nước châu Âu bao gồm Đức và Pháp cũng cho biết những thay đổi được đề xuất sẽ làm giảm tính độc lập của tư pháp khi Ba Lan muốn đưa Tòa án hoạt động dưới sự kiểm soát trực tiếp của Chính phủ.

Nội khối Đông-Tây EU bất hòa ảnh 1

Ba Lan đã từ chối việc nhận hạn ngạch người di cư của châu Âu. 

Ba Lan và EU còn có mâu thuẫn về vấn đề di cư.

Mới đây, Warsaw đã từ chối chấp nhận người di cư từ các nước châu Âu như một phần của hệ thống phân hạn ngạch của EU.

Theo lời Reuters, hôm thứ Tư, theo sau tuyên bố của Điều 7, người phát ngôn của Đảng Luật pháp và Công lý (PiS) đã nói rằng các hành động của EU có thể liên quan đến sự phản đối của Warsaw đối với việc chấp nhận người tị nạn Hồi giáo.


Theo Dantri

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục