Nỗ lực giảm lãi suất cho doanh nghiệp nhập khẩu

(ĐTCK) ACB là một trong những NHTM tiên phong giảm lãi suất để chia sẻ khó khăn cùng DN theo chủ trương của NHNN.
Nỗ lực giảm lãi suất cho doanh nghiệp nhập khẩu

Nỗ lực giảm lãi suất cho doanh nghiệp nhập khẩu ảnh 1DN nhập khẩu đang được ACBcho vay với lãi suất thấp hơn 30% so với biểu lãi suất thông thường

 

Trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn, nợ xấu gia tăng khiến các ngân hàng thận trọng hơn trong việc mở rộng tín dụng doanh nghiệp. Điều này khiến cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ở những lĩnh vực không khuyến khích cho vay, khó tiếp cận được nguồn vốn  ngân hàng để mở rộng đầu tư, sản xuất - kinh doanh. Nhờ có được nguồn vốn khả dụng và khả năng kiểm soát tốt chất lượng tín dụng đã tạo điều kiện cho ACB trong việc mở rộng cho vay.

Ngân hàng Á Châu (ACB) đang triển khai chương trình “Tài trợ nhập khẩu lãi suất ưu đãi” dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu với quy mô chương trình lên đến 2.000 tỷ đồng, thời gian triển khai đến hết ngày 30/6/2013. Theo đó, các doanh nghiệp nhập khẩu (gồm cả doanh nghiệp tư nhân) có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu thanh toán qua ACB sẽ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi với thời hạn vay lên đến 6 tháng và thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng. Khi tham gia chương trình này, khách hàng sẽ tiết kiệm được 30% chi phí lãi vay VND so với mức lãi suất vay VND thông thường. Với gói tín dụng ưu đãi này của ACB, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ có thêm nguồn vốn giá rẻ, qua đó góp phần giảm chi phí đầu vào, đẩy mạnh hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Ngoài việc được hưởng ưu đãi về lãi suất vay, các doanh nghiệp tham gia chương trình “Tài trợ nhập khẩu lãi suất ưu đãi” còn được ACB hỗ trợ tư vấn các giải pháp thanh toán phù hợp với chu kỳ sản xuất - kinh doanh, giúp cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp thuận lợi hơn. Đặc biệt, ACB không giới hạn hạn mức cho vay đối với các khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu khi vay vốn theo chương trình này. Khách hàng có thể tham gia chương trình trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp tại ACB và hạn mức này được xác định dựa trên nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu của từng doanh nghiệp.

Cũng theo đánh giá của ACB, nhu cầu vốn của doanh nghiệp nhập khẩu có khả năng sẽ gia tăng trong thời gian tới do kim ngạch nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2013 của nhiều mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,4 tỷ USD, tăng 5%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 2,3 tỷ USD, tăng 36,6%; nguyên phụ liệu dệt may giày dép đạt 419 triệu USD, tăng 9,2%; sản phẩm chất dẻo đạt 308 triệu USD, tăng 10,5%; gỗ và nguyên phụ liệu gỗ đạt 239 triệu USD, tăng 21%… Điều này cho thấy, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu trong những tháng đầu năm là tương đối cao. Tuy nhiên, trong những tháng tới đây, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào định hướng kinh doanh của họ, vào chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước cũng như lãi suất vay của ngân hàng thương mại.

Thời gian qua, ACB là một trong những ngân hàng thương mại tiên phong giảm lãi suất để chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, ACB đã liên tục giảm lãi suất vay xuống mức hợp lý, đồng thời triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ vốn phát triển sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp như “Bó sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp”, “Cho vay tái cấu trúc tài chính dành cho khách hàng SMEs”, “Tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói”... Mặc dù chịu áp lực lợi nhuận khi tín dụng khó tăng trưởng mạnh, nhưng ACB đã mạnh dạn chia sẻ lợi ích để giúp khách hàng tín dụng của Ngân hàng giảm được gánh nặng tài chính trong thời buổi khó khăn.     

Thùy Thanh
Thùy Thanh

Tin cùng chuyên mục