Chúng ta đã có quá đủ những phân tích về các tác động xấu đến thị trường, mỗi phiên mất điểm là một lần nhà đầu tư nghe lại những điệp khúc: IPO Vietcombank, Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN, thuế thu nhập từ chứng khoán, TTCK thế giới đi xuống… Nhiều nhà đầu tư không còn đủ dũng cảm để nói về một cái gì quá tươi sáng vào ngày mai. Trong khi đó, mọi người kêu gọi nhà đầu tư hãy tin tưởng hơn vào thị trường, nhưng “cơ sở của sự tin tưởng vẫn chỉ là sự tin tưởng”!
Khi thị trường đã ở vào thời điểm gần như “trơ” với tin tốt, báo cáo tài chính tốt thế nào cũng không thể cản được cơn lốc giảm giá chung; mỗi một động thái kích cầu của cơ quan quản lý chỉ khiến thị trường hửng lên đôi chút trước khi tiếp tục con đường giảm giá quen thuộc… Tại sao? Tại ai?
Thay vì phân tích này nọ, chúng ta hãy nhìn vào lịch sử phát triển chung của thị trường. Trên thế giới, từ xưa đến nay, không có một thị trường nào tăng trưởng mãi mãi. Một thị trường dù phát triển đến mấy cũng phải trải qua những cuộc suy thoái và sau đó là hồi phục. Chính vì thế, khái niệm “chu kỳ thị trường” mới xuất hiện. TTCK cũng không phải ngoại lệ.
Nhưng kinh nghiệm, kiến thức của chúng ta chưa nhiều, chưa sâu nên những cú vấp ngã đầu đời bao giờ cũng khiến chúng ta choáng váng. Lúc trên đà tăng trưởng, chúng ta hăng hái đầu tư bao nhiêu thì lúc “sa cơ lỡ vận”, chúng ta lại bi quan bấy nhiêu và rồi “hăng hái” đi tìm nguyên nhân, “hăng hái” đổ lỗi, thay vì nhìn thẳng vào sự thật. Và chúng ta tìm thấy Chỉ thị 03, thuế thu nhập từ chứng khoán, dư hàng vì các đợt IPO… để bàn luận, kết tội, rồi đưa ra đủ loại giải pháp trên các diễn đàn. Sự thật là chúng ta đã và đang tiêu phí thì giờ cho việc đổ lỗi lung tung, trong khi quên mất mình là ai!
Chúng ta là những nhà đầu tư, chúng ta là một phần của thị trường, chính chúng ta tạo lên cung cầu của thị trường và chính chúng ta mới là những nguyên nhân sâu xa nhất tạo lên mọi biến động trên TTCK. Nếu nhiều nhà đầu tư cùng nghĩ theo một hướng thì điều đó sẽ tạo nên xu thế, lên hoặc xuống. Nhà nước hay các chính sách vĩ mô chỉ tác động điều tiết khi thị trường có dấu hiệu bất ổn, tạo ra mối đe doạ không chỉ cho đồng vốn của chúng ta trong tương lai. Một thị trường quá nóng thì sẽ trở về với giá trị thực của nó bằng cách này hay cách khác; nếu chúng ta đã tạo ra bong bóng (dù nhỏ) trong quá khứ thì sớm hay muộn cũng phải hứng chịu một phần hậu quả của nó! Trường hợp ngược lại, khi thị trường điều chỉnh quá đà thì tất yếu nó sẽ phải lên trở lại.
Hiện nay, có thể nói, TTCK Việt
Vì vậy, trong thời điểm này, thay vì ngồi than vãn, đổ tội, đưa ra những giải pháp chung chung hoặc kêu gọi mọi người, thì việc duy nhất chúng ta cần làm để cứu thị trường là tăng niềm tin của chính bản thân mình.