Túi khí hoạt động khi cảm biến điện tử trên xe phát hiện ra giảm tốc đột ngột (như khi bị tai nạn) và tạo ra một dòng điện nhỏ làm phồng túi khí.
Kể từ năm 1995, túi khí trên ôtô ghi nhận đã nổ khoảng 800.000 lần, cứu sống 1.700 người.
Túi khí nổ với tốc độ lên đến khoảng 320 km/h, nhanh hơn một cái chớp mắt.
Thời gian nhận thông tin đến khi túi khí nổ chỉ khoảng 0,05 giây.
Túi khí tài xế có thể tích khoảng 55 lít, túi khí hành khách là 120 lít.
Kể từ năm 1998, ôtô bán tại Mỹ phải trang bị 2 túi khí phía trước. Xe bán tải áp dụng luật này từ năm 1999.
Túi khí không được thiết kế để thay thế dây an toàn, mà có tác dụng hỗ trợ dây an toàn, giảm chấn thương vùng đầu và ngực.
Khi người lái hoặc tài xế không thắt dây an toàn, họ có thể tiếp xúc với khu vực có túi khí trước khi nó nổ, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hơn.
Tai nạn do túi khí tác động đến đầu và cổ, cánh tay và ngực.
Cách giữ an toàn cho trẻ nhỏ khi ngồi trên ôtô
Trẻ em dưới 12 tuổi cần sử dụng ghế riêng (lắp thêm) ở hàng ghế sau.
Trẻ nhỏ nên ngồi ở hàng ghế sau, tại vị trí phù hợp với lứa tuổi.
Không bao giờ để trẻ sơ sinh ngồi ở hàng ghế sau đối điện với ghế trước và ở hàng ghế trước trên xe có túi khí rèm.
Nếu bắt buộc phải để trẻ ngồi ở hàng ghế trước, cần sử dụng ghế riêng biệt, thắt dây an toàn và kéo ghế ra xa bảng táp-lô nhất có thể.
Cách giữ an toàn cho người lớn
Hãy nhớ túi khí chỉ là công cụ hỗ trợ, nên người ngồi trên xe phải thắt dây an toàn đầy đủ, để tránh tổn thương khi va chạm.
Người lái và hành khách phía trước nên di chuyển ghế ra xa vị trí táp-lô nhất có thể, đặc biệt nhưng người có ngoại hình nhỏ.
Tài xế nên duy trì khoảng cách khoảng hơn 60 cm từ vô-lăng đến ngực. Người lái có thể hạ thấp vô-lăng, dựa nhẹ người về phía sau khi lái xe để tạo ra khoảng cách đủ an toàn.