Cơ sở đưa ra kết luận ngoại trừ do ngày 22/3/2022, Cục Thuế TP. Đà Nẵng đưa thông báo về việc nộp tiền thuê đất bổ sung năm 2019, 2020 và năm 2021 tại 2 khu đất số 353 và 371 Trần Cao Vân, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng, với tổng số tiền là 14,69 tỷ đồng.
Công ty đã gửi công văn xin hướng dẫn hạch toán khoản tiền nộp bổ sung trên đến Cục Thuế TP. Đà Nẵng và Cục Quản lý giám sát Kế toán, Kiểm toán (Bộ Tài chính), nên chưa thực hiện điều chỉnh vào Báo cáo tài chính tại ngày 30/6/2022. Nếu thực hiện việc điều chỉnh trên, lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng cân đối kế toán ngày 30/6/2022 sẽ giảm số tiền tương ứng là 14,69 tỷ đồng.
Được biết, tính tới 30/6/2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là âm 81,8 triệu đồng. Như vậy, nếu thực hiện điều chỉnh, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ là âm 14,77 tỷ đồng, bằng 66% vốn điều lệ.
Xét về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2022, Nhựa Đà Nẵng ghi nhận doanh thu đạt 9,56 tỷ đồng, giảm 69,4% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 0,88 tỷ đồng, giảm 84,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 41,5% lên 63,6%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 53,2% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 6,9 tỷ đồng về 6,08 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 83,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 0,31 tỷ đồng lên 0,68 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 20,5%, tương ứng giảm 1,19 tỷ đồng về 4,61 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Trong năm 2022, Nhựa Đà Nẵng đặt kế hoạch doanh thu 72 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 7 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 1,24 tỷ đồng, Công ty mới hoàn thành 17,7% kế hoạch lợi nhuận năm.
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm 2022, Nhựa Đà Nẵng ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 12,99 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 8,29 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 12,5 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 24,46 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, Công ty đã tăng vay nợ bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh và mở rộng đầu tư.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Nhựa Đà Nẵng tăng 30,9% so với đầu năm lên 96,4 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản dở dang dài hạn đạt 38,2 tỷ đồng, chiếm 39,6% tổng tài sản; tài sản dài hạn khác đạt 32 tỷ đồng, chiếm 33,2% tổng tài sản; tài sản ngắn hạn khác đạt 16,5 tỷ đồng, chiếm 17,1% tổng tài sản và các tài sản khác.
Ngoài ra, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 140,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 24,46 tỷ đồng lên 41,92 tỷ đồng và chiếm 43,5% tổng nguồn vốn.
Theo tìm hiểu, CTCP Nhựa Đà Nẵng tiền thân là Nhà máy Nhựa Đà Nẵng thành lập năm 1976. Năm 2000, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Nhựa Đà Nẵng chuyên kinh doanh thiết bị máy móc, nguyên liệu và các sản phẩm ngành nhựa, các sản phẩm chủ yếu hiện nay là bao bì, ống nước các loại sử dụng trong công, nông nghiệp và xây dựng.
Cơ cấu cổ đông của Nhựa Đà Nẵng tới 30/6/2022 (Nguồn: BCTC). |
Được biết, tính tới cuối quý II/2022, Nhựa Đà Nẵng có 3 cổ đông lớn gồm CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP - sàn HoSE) sở hữu 29,05% vốn điều lệ; bà Nguyễn Thị Phương Lan sở hữu 20,57%; Công ty TNHH Đầu tư Sao Tháng Năm sở hữu 5,14% và còn lại 45,24% thuộc về nhóm cổ đông khác.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/8, cổ phiếu DPC đóng cửa giá tham chiếu 20.400 đồng/cổ phiếu.