Chính phủ vừa ban hành Nghị định 156/2013/NĐ-CP (ngày 11/11/2013) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam: NHNN là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương (NHTW) của Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của NHTW về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của NHNN.
Theo đó, từ 26/12 (ngày Nghị định 156 có hiệu lực), Việt
Trên thế giới, hầu hết các NHTW độc lập với chính phủ nói riêng và giới chính trị nói chung. Sự độc lập này là điều cần thiết để NHTW có thể theo đuổi chính sách có tác động tích cực lên tăng trưởng và ổn định kinh tế trong dài hạn. Trong một số trường hợp, nếu không được độc lập với chính phủ và giới chính trị nói chung thì NHTW dễ tạo ra những cơn trồi sụt của nền kinh tế trong ngắn hạn bắt đầu bằng chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức thông qua áp lực của giới chính trị, đặc biệt trước thời điểm bầu cử nhằm “ghi điểm” với cử tri.
Để được gọi là độc lập với chính phủ, một NHTW phải thỏa mãn (ít nhất) một trong những điều kiện sau: độc lập về mặt pháp lý; độc lập về mục tiêu; độc lập về hoạt động; độc lập về quản lý.
Nếu xem xét kỹ thì có thể thấy NHTW Việt
Thứ nhất, Nghị định 156 là một văn bản luật do Chính phủ ban hành, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt
Thứ hai, Nghị định 156 không đề cập đến việc NHNN được quyền độc lập quyết định mục tiêu chính sách của mình. Điều này có thể được minh họa rõ nét hơn ở nhiệm vụ “xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ” mà Nghị định 156 quy định cho NHNN. Nếu chỉ dừng lại ở quyền hạn “xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ”, rõ ràng NHNN vẫn chưa thể coi là đã có sự độc lập với Chính phủ. Việc xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm đương nhiên là việc của NHNN, với tư cách là một bộ chủ quản ngành, không phải là điều mới. Vả lại, chỉ tiêu lạm phát do NHNN xây dựng nhưng quyền phê duyệt vẫn thuộc về Chính phủ.
Thứ ba, thông thường NHTW có sự độc lập trong việc quyết định cách thức nào là tối ưu để đạt được các mục tiêu chính sách của mình, bao gồm loại hình công cụ chính sách và thời điểm sử dụng chúng. Về điểm này, Nghị định 156 cũng trao NHNN quyền sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Nhưng điều này tự thân không cho biết rằng NHNN từ nay sẽ có quyền độc lập trong việc hoạch định mục tiêu (của chính sách tiền tệ quốc gia). Khi mục tiêu lạm phát (do NHNN xây dựng) bị Chính phủ thay đổi, NHNN sẽ buộc phải có hành động chính sách tương ứng để đạt được mục tiêu lạm phát mới.
Và cuối cùng, Nghị định 156 có những quy định rõ ràng liên quan đến công tác điều hành hoạt động của NHNN, trong đó có phần thuộc thẩm quyền của Thống đốc NHNN, có phần do Chính phủ ban hành. Như vậy, NHTW không độc lập trong quản lý hoạt động của mình.
Tóm lại, NHNN theo Nghị định 156, ngoài sự gia tăng thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn, vẫn chỉ là một cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ và không có sự độc lập như của nhiều NHTW trên thế giới về bản chất.
>> Từ 26/12, Việt Nam sẽ có ngân hàng trung ương