Nhìn nền kinh tế trượt dốc vì chiến tranh thương mại, Trung Quốc chỉ muốn làm hòa với Mỹ

Trung Quốc sẵn sàng giải quyết vấn đề chiến thương mại của mình với Hoa Kỳ thông qua “các cuộc đàm phán hai bên tôn trọng lẫn nhau” và được đối xử bình đẳng, một quan chức cấp cao của Bắc Kinh nói.
Dù Trung Quốc mong muốn thúc đẩy đàm phán với Mỹ về cuộc chiến thương mại nhưng đây là chuyện rất xa vời. (Nguồn: Daily Express). Dù Trung Quốc mong muốn thúc đẩy đàm phán với Mỹ về cuộc chiến thương mại nhưng đây là chuyện rất xa vời. (Nguồn: Daily Express).

Ông Wang Bingnan, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc, đã phát biểu như vậy sau khi ông Trump cho biết, ông hy vọng đạt được một “thỏa thuận tốt” với Trung Quốc về vấn đề chiến tranh thương mại.

"Trung Quốc sẽ cùng thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ Trung - Mỹ", ông Wang nói trong một cuộc họp báo ở Thượng Hải trước hội chợ triển lãm quốc tế Trung Quốc. Theo đó, hy vọng rằng hai nước sẽ bình tĩnh nhìn lại những căng thẳng leo thang giữa hai bên. 

Đáng nói, cả hai nhà lãnh đạo cho biết, họ sẵn sàng gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina vào cuối của tháng này.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng, một bước đột phá lớn giữa quan hệ Mỹ - Trung rất khó xảy ra.

Cuối tuần trước, ông Trump nói với các nhà báo tại Nhà Trắng rằng: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ có thỏa thuận với Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng một thỏa thuận tốt sẽ được thực hiện với Trung Quốc. Chúng ta đang tiến gần hơn đến một hành động nào đó. Việc này đã có rất nhiều tiến bộ”.

Theo tờ South China Morning Post, Trung Quốc dự kiến sẽ dùng triển lãm Thượng Hải để công bố cam kết mở cửa nền kinh tế của mình hơn nữa. Chủ tịch Tập dự kiến sẽ phát biểu vào sáng nay (5/11) để công bố các biện pháp cải cách hơn nữa.

Hội chợ dự kiến thu hút 3.000 công ty từ 130 quốc gia và khu vực, cung cấp cho Trung Quốc một nền tảng để tăng cường mua bán hàng hóa và dịch vụ nước ngoài của mình.

Tuy nhiên, các nước được mời đều không có vẻ nhiệt tình với sự kiện này. Theo đó, chỉ có 18 người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ dự kiến sẽ tham dự, và hầu như tất cả đều đến từ các nền kinh tế nhỏ. Hơn nữa, trong số các nước G-20, chỉ có Nga cử người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ đến tham dự.

Ngoài ra, đáng chú ý, mặc dù sự kiện này là để các công ty nước ngoài thu hút người tiêu dùng Trung Quốc, nhưng các thương hiệu toàn cầu từ Adidas đến Walmart, Procter & Gamble hay Uniqlo đều không có giám đốc điều hành cấp cao nào đến dự.

Đáng nói, Giám đốc điều hành của Starbucks Corp, Kevin Johnson, công ty cứ 15 giờ thì có 1 cửa hàng mới ở Trung Quốc, cũng sẽ không tham dự ngay cả khi ông này ở trong cùng thành phố tổ chức hội chợ.

Trung Quốc chịu áp lực từ Mỹ và các nước khác để bù lại thặng dư thương mại hàng hóa 423 tỷ USD với thế giới, và ông Tập đã cam kết rằng nước này sẽ nhập 24 nghìn tỷ USD hàng hóa từ nước ngoài trong hơn một thập kỷ tới.

Trong khi đó, ông Trump cho thấy có thể ông sẽ gặp ông Tập để bàn về thỏa thuận trong những tuần tới. Tuy nhiên, vẫn còn rất xa vời để thỏa thuận này tiếp cận thị trường.

Bài phát biểu của ông Tập trong vài năm qua đã có xu hướng lặp lại. Chẳng hạn như cam kết của Trung Quốc trong việc mở cửa nền kinh tế, hỗ trợ cho hệ thống thương mại toàn cầu và ủng hộ đa phương. Tuy nhiên, những lời nói của ông cũng đã làm cho các nhà đầu tư ngạc nhiên khi phải tìm kiếm một sân chơi bình đẳng trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.


Theo dantri

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục