
Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 3 phiên giảm điểm và 2 phiên tăng điểm. Kết thúc cả tuần, VN-Index giảm 21,8 điểm (-2%) xuống 1.055,3 điểm.
Thanh khoản ở mức thấp với giá trị giao dịch trên HOSE giảm 26,23% so với tuần trước đó, đạt 49.168 tỷ đồng, khối lượng giao dịch giảm tới 53,17%, chỉ đạt hơn 2.707 triệu cổ phiếu.
Diễn biến sàn HOSE trong tuần qua từ 6-10/2
Ngày |
VN-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
10/2/2023 |
1055,30 |
-8,73(-0,82%) |
463.941.839 |
8.161 |
9/2/2023 |
1064,03 |
-8,19(-0,76%) |
473.849.440 |
9.222 |
8/2/2023 |
1072,22 |
+6,38(+0,60%) |
569.317.582 |
10.010 |
7/2/2023 |
1065,84 |
-23,45(-2,15%) |
673.206.842 |
12.168 |
6/2/2023 |
1089,29 |
+12,14(+1,13%) |
527.006.509 |
9.607 |
Tương tự, trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Tổng cộng cả tuần, chỉ số HNX-Index giảm 6,78 điểm (-3,15%) xuống 215,28 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 38,4%, đạt 4.258 tỷ đồng, khối lượng cùng giảm tới 39,72%, đạt gần 283 triệu cổ phiếu.
Diễn biến sàn HNX trong tuần qua từ 6-10/2
Ngày |
HNX-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
10/2/2023 |
208,50 |
-2,41(-1,14%) |
51.225.653 |
761 |
9/2/2023 |
210,91 |
+0,29(+0,14%) |
46.227.400 |
743 |
8/2/2023 |
210,62 |
+0,62(+0,30%) |
61.987.700 |
882 |
7/2/2023 |
210,00 |
-4,47(-2,08%) |
70.083.700 |
1.075 |
6/2/2023 |
214,47 |
-0,81(-0,38%) |
53.208.900 |
797 |
Thị trường giảm khá mạnh trong tuần qua với thanh khoản gia tăng và vượt qua mức trung bình của 20 tuần gần nhất. Điều này cho thấy là áp lực bán trong tuần qua gia tăng thể hiện động thái chốt lời từ một bộ phận nhà đầu tư. Tuy nhiên, VN-Index vẫn chưa có gì thay đổi khi kết tuần trên vùng hỗ trợ quan trọng trong khoảng 1.040-1.070 điểm (MA20-50-100).
Nhìn lại dự báo của các công ty chứng khoán tuần qua từ 6-10/2:
CTCK Vietcombank – VCBS có thêm tuần nhận định khá trung lập với những dự báo như thị trường rung lắc với biên độ hẹp hay VN-Index trong ngắn hạn chưa quá bi quan.
Tuy nhiên, VCBS vẫn có nhận định chuẩn xác, điển hình như phiên giảm mạnh ngày 7/2 khiến VN-Index bốc hơi hơn 23 điểm và lùi về mốc 1.065 điểm đã được công ty chứng khoán này cảnh báo trước về xác suất thị trường bất ngờ có lực bán mạnh trở lại.
Trái lại, VCBS lại mất điểm khi đưa ra quan điểm nhịp phục hồi ngắn hạn trong phiên 9/2, trong khi trên thực tế, chỉ số VN-Index trở lại trạng thái điều chỉnh giảm hơn 8 điểm.
Tương tự, CTCK Tân Việt – TVSI cũng liên tiếp cảnh báo nhà đầu tư kiên nhẫn chờ tín hiệu tích cực từ thị trường, hạn chế giao dịch mua mới trong ngắn hạn.
Đặc biệt, TVSI còn đưa ra điều kiện để tham gia trở lại là chỉ số phải vượt tối thiểu mốc 1.095 điểm trở lên. Khi đó thị trường có thể kỳ vọng tiếp diễn đà hồi phục trước đó và mốc 1.125 điểm chưa phải là vùng đỉnh.
Trong khi đó, CTCK KB Việt Nam – KBSV đã ghi điểm ở những phiên giảm điểm ngày 7/2, 9-10/2 khi đưa ra kịch bản thị trường điều chỉnh.
Trái lại, trong khi thị trường đảo chiều hồi phục ở các phiên giao dịch ngày 6/2 và 8/2, thì KBSV lại dự báo sai với quan điểm rằng áp lực điều chỉnh đang có phần lấn át hoặc đưa ra vùng hỗ trợ sâu quanh 1.04x điểm.