Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 3 phiên giảm điểm và 2 phiên tăng điểm. Kết thúc cả tuần, VN-Index giảm 39,95 điểm (-3,6%) xuống 1.077,15 điểm.
Thanh khoản ở mức thấp với giá trị giao dịch trên HOSE tăng 23,1% so với 5 phiên giao dịch trước đó lên 66.648 tỷ đồng, khối lượng giao dịch tăng 25,1% lên 3.646 triệu cổ phiếu.
Diễn biến sàn HOSE trong tuần qua từ 30/1-3/2
Ngày |
VN-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
3/2 |
1077,15 |
-0,44(-0,04%) |
563.829.415 |
10.792 |
2/2 |
1077,59 |
+1,62(+0,15%) |
634.742.880 |
11.053 |
1/2 |
1075,97 |
-35,21(-3,17%) |
1.029.897.286 |
17.623 |
31/1 |
1111,18 |
+8,61(+0,78%) |
748.424.020 |
13.601 |
30/1 |
1102,57 |
-14,53(-1,30%) |
798.675.700 |
13.628 |
Tương tự, trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Tổng cộng cả tuần, chỉ số HNX-Index giảm 5,48 điểm (-2,5%) xuống 215,28 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 38,6% lên 6.912 tỷ đồng, khối lượng tăng 40% lên 469 triệu cổ phiếu.
Diễn biến sàn HNX trong tuần qua từ 30/1-3/2
Ngày |
HNX-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
3/2 |
215,28 |
-0,03(-0,01%) |
56.717.600 |
843 |
2/2 |
215,31 |
-0,70(-0,32%) |
83.908.200 |
1.219 |
1/2 |
216,01 |
-6,42(-2,89%) |
131.818.320 |
1.956 |
31/1 |
222,43 |
+1,65(+0,75%) |
88.240.900 |
1.323 |
30/1 |
220,78 |
+0,02(+0,01%) |
107.448.300 |
1.566 |
Thị trường giảm khá mạnh trong tuần qua với thanh khoản gia tăng và vượt qua mức trung bình của 20 tuần gần nhất. Điều này cho thấy là áp lực bán trong tuần qua gia tăng thể hiện động thái chốt lời từ một bộ phận nhà đầu tư. Tuy nhiên, VN-Index vẫn chưa có gì thay đổi khi kết tuần trên vùng hỗ trợ quan trọng trong khoảng 1.040-1.070 điểm (MA20-50-100).
Nhìn lại dự báo của các công ty chứng khoán tuần qua từ 30/1-3/2:
Mặc dù nhận định khá đúng về xu hướng điều chỉnh của thị trường nhưng CTCK Vietcombank – VCBS có phần tiêu cực khi cho rằng, trong trường hợp VN-Index giảm dưới vùng điểm 1.080 điểm, thì khả năng cao chỉ số chung sẽ diễn biến sideway với biên động rộng từ 990-1.100 điểm theo lý thuyết Wyckoff.
Trên thực tế, VCBS đã ghi điểm trong những phiên mất điểm ngày 30/1, 1/2 và 3/2, trong khi mất điểm ở những pha đảo chiều hồi phục ngày 31/1 và 2/2 bởi việc giữ quan điểm thị trường điều chỉnh.
Trái lại, CTCK Tân Việt – TVSI lại có tuần không mấy thành công với liên tiếp những dự báo thiếu chuẩn xác.
Cụ thể, trong khi thị trường quay đầu điều chỉnh, thậm chí có phiên lao dốc hơn 35 điểm, thì TVSI đã bảo lưu quan điểm trong các phiên giao dịch rằng xu hướng ngắn hạn của chỉ số đang là tăng giá. Ngoại trừ duy nhất nhận định khác biệt được đưa ra cho phiên 2/2 rằng, xu hướng tăng đang có nguy cơ chấm dứt, nhưng cũng khiến TVSI mất điểm bởi trên thực tế, chỉ số VN-Index đã đảo chiều hồi nhẹ.
Như vậy, với việc giữ nguyên nhận định ở các phiên còn lại, ngoài việc mất điểm ở phiên 2/2, TVSI còn nhận định sai trong các phiên điều chỉnh khác vào ngày 30/1, 1/2 và 3/2; trong khi chỉ ghi điểm ở phiên hồi phục ngày 31/1.
Trong khi đó, CTCK KB Việt Nam – KBSV liên tiếp mất điểm với cả 5 dự báo đều trái xu hướng thị trường.
Cụ thể, ở những phiên giảm điểm ngày 30/1, 1/2 và 3/2, KBSV đã nhận định cơ hội nhịp hồi phục được đánh giá cao. Thậm chí, phiên lao dốc ngày 1/2 khiến VN-Index bốc hơi hơn 35 điểm lùi về mốc 1.070 điểm đã được công ty chứng khoán này dự báo quán tính tăng điểm tiếp tục và chỉ số sẽ thử thách lại ngưỡng cản 1.120 điểm.
Mặt khác, trong những phiên đảo chiều hồi phục ngày 31/1 và 2/2, KBSV lại cho rằng rủi ro nhịp điều chỉnh đang có phần chiếm ưu thế.
Tương tự, CTCK BIDV – BSC cũng liên tiếp mất điểm với những dự báo trái ngược xu hướng tăng giảm của thị trường trong các phiên giao dịch từ 30/1 – 2/2.
Điểm tích cực duy nhất đối với BSC là việc ghi điểm trong phiên cuối tuần ngày 3/2 khi cho rằng chỉ số sẽ tiếp tục có những phiên giằng co trong vùng 1.070 – 1.080 điểm.