Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 3 phiên tăng điểm và 2 phiên giảm điểm. Kết thúc cả tuần, chỉ số VN-Index giảm 12,43 điểm, tương ứng giảm 0,9% so với cuối tuần trước và kết thúc tuần tại mức 1.366,8 điểm.
Diễn biến sàn HOSE trong tuần qua từ 25-29/4
Ngày |
VN-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
29/4 |
1366,80 |
+15,81(+1,17%) |
598.401.937 |
18.768 |
28/4 |
1350,99 |
-2,78(-0,21%) |
485.123.186 |
13.309 |
27/4 |
1353,77 |
+12,43(+0,93%) |
519.555.426 |
14.544 |
26/4 |
1341,34 |
+30,42(+2,32%) |
727.648.320 |
21.004 |
25/4 |
1310,92 |
-68,31(-4,95%) |
762.880.158 |
21.945 |
Trong khi đó, sàn HNX có 4 phiên tăng điểm và 1 phiên giảm duy nhất ngày đầu tuần 25/4. Kết thúc cả tuần, chỉ số HNX-Index tăng 6,71 điểm, tương ứng tăng 1,9% so với cuối tuần trước và kết tuần ở mức 365,83 điểm.
Diễn biến sàn HNX trong tuần qua từ 25-29/4
Ngày |
HNX-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
29/4 |
365,83 |
+5,63(+1,56%) |
78.702.727 |
1.704 |
28/4 |
360,20 |
+3,11(+0,87%) |
79.285.249 |
1.778 |
27/4 |
357,09 |
+11,92(+3,45%) |
86.859.053 |
2.022 |
26/4 |
345,17 |
+7,66(+2,27%) |
99.214.433 |
2.401 |
25/4 |
337,51 |
-21,61(-6,02%) |
108.363.370 |
2.364 |
Thanh khoản tuần qua suy giảm so với tuần trước đó và là tuần thứ 7 liên tiếp thấp hơn mức trung bình 10 tuần.
Trong đó, trên sàn HOSE, khối lượng và tổng giá trị giao dịch đạt lần lượt đạt 3.094 triệu cổ phiếu và 89.612 tỷ đồng, giảm 19,9% về lượng và 23,9% về giá trị so với tuần trước đó.
Còn trên sàn HNX, khối lượng và giá trị lần lượt đạt 454 triệu cổ phiếu và 10.312 tỷ đồng, giảm 14,6% về lượng và 19,1% về giá trị so với tuần trước.
Như vậy, sau 4 tuần giảm điểm liên tiếp thì định giá của thị trường đã về mức tương đối hấp dẫn với P/E VN-Index khoảng 15 lần xấp xỉ mức trung bình 5 năm và P/E của VN30 là khoảng hơn 14 lần thậm chí còn thấp hơn mức trung bình 5 năm. Do đó, đây có thể coi là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn theo trường phái đầu tư giá trị.
Góc nhìn về phân tích kỹ thuật cũng đang ủng hộ cho việc thị trường hồi phục với việc VN-Index vẫn kết tuần được trên ngưỡng 1.350 điểm nên vẫn có khả năng chỉ số có thể đi tiếp sóng tăng 5 để hướng đến mục tiêu theo lý thuyết trong khoảng 1.530-1.550 điểm.
Rủi ro hiện tại có lẽ chỉ đến từ tâm lý nhà đầu tư với câu nói nổi tiếng được truyền tai trên thị trường "sell in may and go away". Tuy nhiên, với việc trong tháng 4, VN-Index đã giảm 8,4% thì phần lớn các công ty chứng khoán cho rằng khả năng giảm tiếp trong tháng 5 là khó có thể xảy ra.
Nhìn lại dự báo của các công ty chứng khoán tuần trước nghỉ lễ:
CTCK MB (MBS) đã đưa ra 3 nhận định đúng và 2 nhận định sai.
Cụ thể, trong khi thị trường lao dốc mạnh khi bốc hơi gần 70 điểm và rơi về vùng 1.310 điểm trong ngày đầu tuần thì MBS vẫn cho rằng vùng hỗ trợ là 1.350 - 1.370 điểm. Thêm vào đó, công ty chứng khoán này cũng mất điểm khi dự báo phiên điều chỉnh nhẹ ngày 28/4 với quan điểm rằng, thị trường có nhiều cơ hội để duy trì đà phục hồi.
Trái lại, trong các phiên tăng điểm ngày 26-27/4 và 29/4, MBS đã nhận định đúng với dự báo thị trường có nhịp hồi kỹ thuật hoặc nhiều khả năng sẽ tăng điểm trước kỳ nghỉ lễ.
Tương tự CTCK Rồng Việt – VDSC cũng đưa ra nhận định sai trong 2 phiên điều chỉnh giảm ngày đầu tuần 25/4 và 28/4 khi cho rằng nhịp hồi phục của thị trường vẫn tiếp tục tiếp diễn.
Tuy nhiên, với phiên lao dốc mạnh ngày đầu tuần 25/4 đã khiến VDSC mất tự tin và dự báo dòng tiền bắt giá thấp hoạt động tích cực sẽ giúp thị trường kìm hãm đà giảm điểm. Dự báo này đã khiến VDSC tiếp tục mất điểm.
Bên cạnh đó, VDSC đã đưa ra dự báo trung lập trong phiên tăng điểm tích cực ngày cuối tuần 29/4 khi cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục giằng co trong biên độ hẹp 1.345 – 1.355 điểm. Trong khi trên thực tế, chỉ số này đã bật mạnh, vượt qua ngưỡng 1.365 điểm.
Còn lại duy nhất phiên tăng điểm 27/4 đã giúp công ty chứng khoán này ghi điểm, bởi quan điểm kỳ vọng về nhịp hồi phục, nhưng vẫn thiếu tự tin khi cho rằng nhịp hồi phục này chỉ là cơ hội để cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Trong khi đó, CTCK KB Việt Nam (KBSV) ghi điểm duy nhất trong phiên giảm điểm ngày 28/4 với quan điểm rằng VN-Index có thể sẽ gặp áp lực điều chỉnh, còn lại các phiên giao dịch khác đều có nhận định định trung lập.
Cụ thể, dù thị trường hồi phục trong phiên 26-27/4 và 29/4, hay đầu chỉnh giảm sâu trong phiên 25/4, thì KBSV vẫn duy trì quan điểm rằng thị trường sẽ diễn biến rung lắc.
Tại CTCK BIDV – BSC đã đưa ra 2 nhận định sai ở phiên đầu tuần 25-26/4 và 3 nhận định trung lập trong các phiên còn lại.
Cụ thể, trong khi VN-Index rơi mạnh khi bốc hơi gần 70 điểm thì BSC vẫn có quan điểm khá lạc quan bởi tín hiệu hồi phục tại ngưỡng 1.360 điểm, trái lại chỉ số này đảo chiều hồi phục trong phiên tiếp theo ngày 16/4 lại được công ty chứng khoán này đưa ra kịch bản về khả năng thị trường sẽ về ngưỡng quanh vùng 1.280 điểm.
Trong 3 phiên giao dịch còn lại ngày 27-29/4, dù xu hướng thị trường tăng điểm hay đảo chiều điều chỉnh nhẹ thì BSC vẫn đưa ra những giả thiết như nếu bật thành công ngưỡng 1.350 điểm thì có thể sẽ trở lại vùng 1.390 điểm, hay nếu khối lượng giao dịch không cải thiện thì VN-Index khó có thể bật lên 1.380 điểm…